Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh sốt xuất huyết

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, chúng có thể gây ra thành dịch bệnh do virus dengue. Khi có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết, nên đến các cơ sở y tế khám bệnh chuyên khoa, tránh bệnh tình trở nặng có thể dẫn tới tử vong.

Sốt là cao là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết
Sốt là cao là dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết

Những dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

  • Ở trẻ em

Trẻ thường sốt cao đột ngột từ 39 – 40 độ, không kèm theo triệu chứng sổ mũi, ho. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng vài giờ, sau đó trẻ lại sốt cao trở lại. Có dấu hiệu xuất huyết trên mặt, da như nổi mẩn đỏ. Nôn mửa, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, đau bụng dữ dội, đau phía sườn bên phải. Trẻ lớn hơn có thể bị đau mỏi toàn thân, đau nhức khớp, sốt nhẹ.

  • Ở người lớn

Thời gian sốt ở người lớn thường kéo dài tới 7 ngày, đi kèm với các triệu chứng như chảy máu mũi, xuất huyết dưới da, đi ngoài ra máu,…

Khi bị sốt xuất huyết cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời
Khi bị sốt xuất huyết cần đưa bệnh nhân tới các cơ sở y tế để điều trị kịp thời

Những biểu hiện cụ thể của bệnh sốt xuất huyết

  • Sốt cao: Sốt liên tục từ 39 – 40 độ C trong vòng 3 – 4 ngày, đi kèm với đó là mệt mỏi, buồn nôn, phát ban.
  • Xuất huyết: Xung quanh vùng bị muỗi cắn nổi những nốt đỏ, vết bầm. Chảy máu chân răng, chảy máu cam, nôn ra máu, đi ngoài ra máu (phân lợn cợn giống bã chè tươi)… Ở phụ nữ còn có hiện tượng rong kinh, đặc biệt những phụ nữ đang mang thai đến kì trở dạ có thể bị mất máu quá nhiều.
  • Đau bụng: Đau ở phần bụng, nôn ói.
  • Sốc: Đây chính là dấu hiệu nguy hiểm cần phải tới gặp bác sĩ khi bị sốt xuất huyết, hiện tượng này có từ ngày thứ 3 – 6 của bệnh. Dấu hiệu sốt gồm có trẻ mệt li bì, vật vã, chân tay lạnh, đi tiểu ít kèm theo đi ngoài ra máu.

Cần phải thận trọng theo dõi diễn biến của bệnh sốt xuất huyết, để được đi viện kịp thời, có những bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ có thể khám chữa bệnh ở cơ sở địa phương và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, khi mắc những dấu hiệu nguy hiểm hoặc đặc biệt nghiêm trọng, cần phải đưa bệnh nhân tới bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Nguy hiểm thường xảy ra khi người bệnh luôn ở trong trạng thái: đái ít, mệt mỏi, mạch nhanh nhẹ, huyết áp hạ,  khi bệnh tình diễn biến phức tạp có thể không đo được mạch, trụy mạch. Trong trường hợp này, bệnh nhân cần phải được cấp cứu tích cực, hỗ trợ truyền máu, nếu không sẽ dẫn tới các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết nặng hơn như xuất huyết các cơ quan nội tạng, xuất huyết não,… đe dọa tới tính mạng.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới