Đục thủy tinh thể là căn bệnh liên quan đến thoái hóa điểm vàng của mắt và thường mắc ở những người già. Trẻ em là một đối tượng không dễ mắc căn bệnh này nhưng nếu đã mắc thì nó có thể khiến trẻ bị mù lòa. Dù có được điều trị thì cũng ảnh hưởng rất lớn đến thị giác của trẻ. Tại sao lại có tình trạng như vậy?
- Biến chứng của đau mắt đỏ ở trẻ em
- Trẻ em cũng có thể bị đau mắt đỏ
- Bệnh về mắt ở trẻ em, các mẹ nên biết
Đục thủy tinh thể là gì?
Thủy tinh trong mắt giống như một thấu kính trong suốt có hai mặt lồi và không có mạch máu cũng như gắn kết với các dây thần kinh, để duy trì thủy tinh thể trong mắt hoạt động thì tất cả các chất dinh dưỡng chỉ được thẩm thấu qua màng bọc. Bởi vậy, khi đục thủy tinh thể thì lí do là quá trình chuyển hóa của dinh dưỡng bị rối loạn tại đây gây nên.
Những nguyên nhân gây nên đục thủy tinh thể ở mắt
Đục thủy tinh thể ở trẻ sẽ có khoảng 0,4% trẻ bị mắc phải nhưng bệnh này có thể là di truyền hoặc do rối loạn trong thời kỳ mang thai.
Đục thủy tinh thể do di truyền
Đục thủy tinh thể ở trẻ do di truyền là những gen trội của các nhiễm sắc thể hoặc những gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính.
Bệnh đục thủy tinh thể do di truyền có thể chiếm khoảng 10 – 20%, thường sẽ phát triển cùng với các bệnh khác trên cơ thể và tạo nên một số hội chứng bệnh khác.
Đục thủy tinh thể do rối loạn trong thời kỳ mang thai
Trong quá trình mang thai có thể mẹ bị nhiễm những tia xạ hoặc hóa chất, và nhiễm trùng bởi virus khiến trẻ bị đục tủy tinh thể khi sinh ra.
Bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ do mẹ bị nhiễm virus Rubella sẽ được biểu hiện rõ ràng nhất, và đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị đục thủy tinh thể.
Ngoài hội chứng đục thủy tinh thể thì trẻ còn có thể gặp những dị tật bẩm sinh như tim, điếc và chậm phát triển trí não. Thường thì trẻ sẽ bị đục tủy tinh thể ở cả hai mắt.
Biểu hiện thường thấy nhất của đục thủy tinh thể ở trẻ do rối loạn trong thời kỳ mang thai là cảm thấy sợ ánh sáng, nhìn kém, đồng tử có màu trắng. Bé có thể bị lác mắt, rung giật nhãn cầu.
Điều đáng nói hơn là khi bé bị mắc đục thủy tinh thể thì có thể mắc hội chứng marfan, không có mống mắt và nhiều bệnh lý khác.
Những biểu hiện của bệnh đục thủy tinh thể ở trẻ
Trẻ khi bị đục thủy tinh thể thì biểu hiện rõ ràng nhất là thị lực giảm, trẻ thường phải sờ soạng để đi, và mỏi mắt, mờ mắt, thị lực càng giảm thì tình trạng đục thủy tinh thể càng tăng.
Đục thủy tinh thể ở trẻ sẽ có tình trạng lóa mắt, gây khó chịu cho trẻ, đặc biệt là ở những trẻ có tình trạng đục thủy tinh thể dưới bao sau.
Cận thị hóa là điều mà đục thủy tinh thể ở bé gây nên, khiến bé nhìn gần rất tốt nhưng khó nhìn xa.
Lác mắt cũng là một trong những biểu hiện thường thấu nhất ở đục thủy tinh thể ở trẻ.
Nếu có những biểu hiện trên thì bạn nên đưa bé đến Bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra ngay lập tức đẻ có phác đồ điều trị phù hợp, hạn chế những biến chứng nguy hiểm xảy ra cho mắt của bé.
Những cách điều trị đục thủy tinh thể
Đục thủy tinh thể ở trẻ sẽ được điều trị bằng hai phương pháp phổ biến sau:
Phương pháp phẫu thuật là phương pháp để phục hồi thị lực và chống nhược thị ở trẻ. Phương pháp này có hay kỹ thuật là kỹ thuật mổ lấy thủy tinh bao ngoài và lấy thủy tinh thể không giữ lại bao sau. Sau phẫu thuật thì cần theo dõi trong một thời gian dài để tránh những biến chứng sau phẫu thuật.
Phương pháp điều chỉnh quang học sau phẫu thuật đục thủy tinh thể ở trẻ em sẽ cần đến sự hỗ trợ của kính mắt.
Đục thủy tinh thể ở trẻ em không thường gặp nhưng lại có thể gây nên những biến chứng nặng nề nên các bậc phụ huynh cần thường xuyên quan sát trẻ để có giải pháp sớm nhất, hạn chế những biến chứng ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn