Bệnh tổ đỉa gây ra những mụn nước khắp cơ thể, gây ngứa ngáy khó chịu và mất thẩm mỹ. Bởi vậy bạn cần nhận biết sớm những triệu chứng bệnh tổ đỉa, để có giải pháp đối phó căn bệnh khó chịu này hiệu quả, tránh những biến chứng do bệnh gây ra.
- Những bài thuốc Đông y đặc trị bệnh tổ đỉa cực kỳ hiệu quả.
- Chỉ tên những thực phẩm người bệnh tổ đỉa không nên ăn.
- Bật mí 5 phương pháp dân gian chữa bệnh tổ đỉa cực hiệu quả.
Triêu trứng bệnh tổ đỉa ở ngón chân.
Các triệu chứng nhận biết bệnh tổ đỉa
- Xuất hiện nhiều mụn nước
Về bệnh lý, triệu trứng ban đầu của bệnh tổ đỉa là cơ thể người bệnh xuất hiện các mụn nước có màu trắng đục, có kích thước nhỏ khoản 1mm. Chúng nằm sâu trong da, và tập trung thành từng chùm hơi gồ ghề trên mặt da và khó vỡ.
Mụn bệnh tổ đỉa thường hiện diện ở bàn tay, lòng bàn tay và các rìa ngón tay, có khi lại xuất hiện ở lòng bàn chân và rìa ngón chân.
Các mụn nước gây nhiều khó chịu cho người bệnh. Mụn có xu hướng khô nhưng ít khi tự vỡ, khi bong ra để lộ một nền da hồng, có viền vảy xung quanh.
- Bệnh gây ngứa ngáy
Bệnh tổ đỉa là căn bệnh nhiều người mắc phải, bệnh thường gây cảm giác ngứa ngáy dữ dội và càng gãi thì càng cảm thấy ngứa hơn. Ngứa là tình trạng bệnh viêm nhiễm nấm và vi khuẩn, gây nên những cơn ngứa dai dẳng, ngứa có thể làm bạn không chịu được gãi và làm vỡ mụn nước gây xót khó chịu. Kèm theo ngứa da một số trường hợp người bệnh còn kèm theo tăng tiết mồ hôi.
Triêu trứng bệnh tổ đỉa gây sốt.
- Sốt và nổi hạch
Sốt và nổi hạch cũng là một trong những triệu chứng nhận biết bệnh tổ đỉa điển hình. Nếu người bệnh bị nhiễm khuẩn thì mụn nước hoặc bóng nước sẽ chuyển từ màu trắng sang màu đục, sưng đỏ, nên khiến người bệnh thường có biểu hiện nóng, sốt cao.
Những điều người bệnh tổ đỉa cần chú ý
Khi mắc bệnh tổ đỉa, người bệnh nên hạn chế tiếp dùng xà bông hay chất tẩy rửa mạnh. Khi thấy xuất hiện mụn thì bạn không nên gãi mạnh làm vỡ mụn nước vì làm vậy sẽ càng làm bệnh lan ra vùng da lành khác, khiến bệnh càng thêm nghiêm trọng. Theo bác sĩ thay vì gãi mụn người bệnh có thể cắt cơn ngứa bằng cách ngâm tay hoặc chân bị bệnh vào nước muối thật ấm, ngâm khoảng 3 – 5 lần trong ngày.
Khi có triêu trứng bệnh tổ đỉa nên đi khám bác sĩ.
Ngoài ra người bệnh có thể điều trị tại chỗ bằng cách ngâm thuốc tím, hoặc thoa bằng Milian hay Eosine hay dùng thuốc chống nấm theo đơn và chỉ dẫn của bác sĩ. Một số trường hợp người bệnh cũng có thể dùng thuốc kháng dị ứng để chống ngứa hiệu quả.Tuy nhiên nếu bệnh tiến triển nặng, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị bệnh bệnh hiệu quả và kịp thời.
Trên đây là những triệu chứng nhận biết bệnh tổ đỉa mà bạn nên lưu lại để có thể nhận biết và có hướng điều trị bệnh kịp thời, tránh để bệnh kéo dài dẫn đến những biến chứng không mong muốn.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn