Bệnh tổ đỉa: Nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị bệnh hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tổ đỉa là căn bệnh ngoài da do vi khuẩn gây nên, tuy không phải là bệnh nguy hiểm cho tính mạng người bệnh, nhưng nếu kéo dài có thể gây biến chứng nguy hiểm gây viêm nhiễm nặng, nhiễm trùng, hoặc sốt cao… Vậy nguyên nhân, triệu trứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

benh-to-dia-o-ban-tay

Bệnh tổ đỉa ở tay

Bệnh tổ đỉa là gì?

Bệnh tổ đỉa là một loại bệnh lý viêm da, gây nên các mụn ngứa, các loại mụn này chủ yếu xuất hiện ở tay và chân. Những cục mụn dáng ghét và xấu xí này có thể biến mất sau khoảng 3 tuần, nhưng chúng thường xuyên tái phát, dẫn đến các vết xước và khiến da bị dày lên bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh.

Triệu trứng của bệnh tổ đỉa

  • Triệu chứng bệnh tổ đỉa dễ phát hiện nhất là cơ thể xuất hiện những mụn nhỏ, gây ngứa và đau đớn cho người bệnh.
  • Các mụn tổ đỉa thường rất nhỏ, chúng có thể xuất hiện ở khắp cơ thể người bệnh. Đặc biệt là ở những vị trí như trên đầu hoặc hai bên các ngón chân, lòng bàn chân, ngón tay và lòng bàn tay.
  • Các mụn nước thường mờ đục, nằm dưới da. Bệnh kéo dài sẽ khiến các mụn nước nhỏ dần hợp thành mụn nước lớn.
  • Khi bị bệnh tổ đỉa, thì trên móng ngón tay, móng ngón chân người bệnh bị xuất hiện hiện tượng rỗ móng và chuyển màu thâm xám.

Bệnh tổ đỉa ở chân

Bệnh tổ đỉa ở chân

Nguyên nhân.

  • Do môi trường sống bị ôi nhiểm, khói bụi độc hại, hoặc do nguồn nước ôi nhiễm.
  • Nếu người bệnh phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất như nước tẩy rửa, xăng dầu, xà phòng, gây nên dị ứng mụn tổ đỉa nổi nhiều.
  • Nguyên nhân gây nên bệnh còn là do người bệnh bị nhiễm các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh.
  • Do tăng tiết mồ hôi tay chân liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm, làm việc trong môi trường nóng ẩm.
  • Dị ứng thức ăn cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tổ đỉa. Những thức ăn như hải sản, đồ cay nóng, đồ lên men dễ gây nên bệnh tổ đỉa.

Các phương pháp điều trị.

  • Theo Tây y

Việc điều trị bệnh tổ đỉa thường khá khó khăn. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng đến các thuốc chống nhiễm khuẩn, chống nấm, hay chống dị ứng toàn thân cho người bệnh. Bác sĩ có thể hướng dẫn hoặc tư vấn cho người bệnh tổ đỉa điều trị bệnh bằng chất kháng viêm. Sử dụng thuốc kali, hoặc sử dụng thuốc kháng khuẩn. Đây là những loại thuốc được sử dụng cho những bệnh nhân mãn tính.

Bệnh tổ đỉa nên đi khám và điều trị bệnh sớm.

Bệnh tổ đỉa nên đi khám và điều trị bệnh sớm.

  • Theo Đông y

Bên cạnh những phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Tây y, ở Việt Nam, nhiều bệnh nhân vẫn “chuộng” cách điều trị bằng thuốc Đông y. Những bài thuốc Đông y với các loại thảo dược tự nhiên như rau răm, lá trầu không, lá ổi…giúp chữa bệnh vừa hiệu quả, lại giúp người bệnh tránh được nguy cơ dị ứng thuốc.

Trên đây là những kiến thức căn bản về bệnh tổ đỉa mà bạn nên tham khảo, để có thể giúp bản thân và gia đình phòng trị bệnh hiệu quả.

Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới