Người bị viêm lưỡi bản đồ cần uống nhiều nước hắng ngày, hạn chế ăn đồ khô, chiên xào, rán. Cần ăn nhiều trái cây, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để giúp cơ thể tăng sức đề kháng giúp viêm lưỡi tự khỏi hoặc nhanh khỏi hơn.
- Mách bạn cách chữa viêm lưỡi bản đồ bằng rau ngót cho trẻ em
- Mẹ đã biết cách phòng viêm tiểu phế quản cho trẻ trong mùa lạnh chưa?
- Viêm lưỡi bản đồ là gì, dấu hiệu nhận biết thế nào?
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi
Viêm lưỡi bản đồ là bệnh viêm lành tính. Bệnh lý này thường bắt đầu bằng chấm lõm ở cạnh lưỡi hoặc đầu lưỡi. Chúng thường nhẵn và đỏ hơn sơ với vùng lưỡi bình thường. Các chấm nhỏ để lâu sẽ phát triển thành hình vòng cung, hình tròn hoặc những dải ngoằn nghèo.
Các đốm của viêm lưỡi bản đồ đều có bờ màu trắng hoặc hơi vàng làm trên lưỡi trông như hình những tấm bản đồ. Hình dạng của chúng cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn viêm. Chúng cũng có thể tự mất đi sau đó lạ xuất hiện những dấu vết khác. Bệnh thường không có những biểu hiện rõ rệt không đau, không làm ảnh hưởng đến vị giác. Tuy nhiêu nếu không được điều trị có thể làm trẻ khó chịu ăn kém…
Bài thuốc mật ong và cỏ mực
Sử dụng mật ong và lá nhọ nồi tức cỏ mực (10g). Lấy lá nhọ nồi tươi về rửa sạch, giã nhỏ vắt lấy nước. Lấy 10ml nước lá nhọ nồi trộn với 1ml mật ong. Sau đó sử dụng bông hoặc vải mềm sạch thấm vào nước thuốc bôi vào lưỡi (lợi, vòm miệng nếu trẻ bị viêm là miệng), Mỗi ngày chấm nước này cho trẻ khoảng 2 – 3 lần.
>> Hãy truy cập chuyên mục Sức khỏe – Làm đẹp để biết thêm những thông tin hữu ích về sức khỏe của mẹ và bé.
Bài thuốc rau ngót hàn the
Chuẩn bị 15g lá rau ngót, 1g hàn the. Cách thực hiện như sau: Rau ngót rửa sạch, giã nát. Vắt lấy nước sau đó lấy hàn the hòa vào rồi đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy thuốc bôi vào những vùng bị viêm ở xung quanh miệng hoặc lưỡi. Áp dụng phương pháp này ngày 2 lần.
Bài thuốc từ là mít
Lấy lá mít vàng phơi khô rồi đốt thành than. Sau đó trộn với mật ong rồi bôi vào lưỡi ngày 2 – 3 lần. Thường xuyên áp dụng phương pháp này lưỡi của trẻ cũng sẽ nhanh khỏi.
Bải thuốc cỏ mực lá hẹ
Lấy cỏ mực tươi 8g, lá hẹ tươi 4g. Sau đó giã 2 loại lá này chắt lấy nước cốt hòa thêm một ít mật ong sau đó bôi vào vùng lưỡi bị viêm. Áp dụng phương pháp này ngà 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 2 giờ.
Bài thuốc từ rễ cải thìa
Lấy cải thìa, cạo vỏ già ở ngoài, thái thành lát đem sao nhỏ lửa đến khi vàng thẫm, tán thành bột mịn cất vào lọ kín. Mỗi ngày lấy thuốc này bôi vào lưỡi 2 – 3 lần.
Lưu ý, nếu trẻ áp dụng một trong những bài thước trên mà vẫn thấy khó chịu, quấy khóc, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám chứa và điều trị cẩn thận.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn