Là một trong 3 tật khúc xạ phổ biến nhất, loạn thị là căn bệnh không chừa một ai, trong đó, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bệnh loạn thị ở trẻ em được biểu hiện như nào, biện pháp phòng ngừa ra sao?
- Mắc bệnh loạn thị là do những nguyên nhân nào gây ra
- Nếu mắt có những dấu hiệu này, chắc chắn bạn đã bị nhược thị
- Những nguyên nhân gây bệnh nhược thị có đang tấn công bạn
Trẻ em mắc bệnh loạn thị có những dấu hiệu gì?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến cho trẻ em mắc phải bệnh loạn thị, khi mắc phải căn bệnh này, trẻ thường có những dấu hiệu như:
- Trẻ nhìn mọi vật một cách không rõ ràng mà rất mờ ảo, ánh nhìn khó khăn hơn vào ban đêm.
- Dù đồ vật ở gần hay ở xa thì đều nhìn không rõ.
- Kết quả học tập sa sút.
- Đôi mắt trẻ thường xuyên bị mỏi kèm theo cảm giác đau nhức đầu.
- Khi nhìn mọi vật thì trẻ hay có thói quen nheo mắt lại và chảy nước mắt thường xuyên.
- Trẻ hay cúi sát người hoặc dí sát mắt vào màn hình tivi, máy tính hoặc trong lúc ngồi học.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc bệnh loạn thị
Loạn thị là bệnh lý về mắt có rất nhiều người gặp phải và chấp nhận chung sống một cách hòa bình với nó. Sẽ không có gì nguy hiểm nếu người bệnh biết cách chăm sóc bị loạn thị một cách khoa học và hợp lý. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mù lòa khi người bệnh không tìm ra biện pháp khắc phục hay điều trị bệnh loạn thị một cách triệt để.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh loạn thị ở trẻ em là có thể khiến cho thị lực bị giảm sút, trường hợp mắc bệnh quá lâu mà không có biện pháp điều trị thì sẽ làm cho người bệnh gặp phải các vấn đề về mắt và bị bệnh nhược thị.
Ngoài ra, trường hợp trẻ trên 10 tuổi bị mắc bệnh loạn thị nhưng không được phát hiện thì rất dễ bị mắc thêm các bệnh lé và nguy hiểm hơn thì có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Phòng bệnh loạn thị cho trẻ bằng cách nào?
Ngoài các trường hợp trẻ bị mắc bệnh loạn thị là do di truyền hoặc bẩm sinh thì cha mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh loạn thị cho bé con của mình, để thực hiện phòng ngừa hiệu quả, cần đảm bảo các nguyên tắc như:
- Đảm bảo trẻ ngồi học đúng tư thế và giữ một khoảng cách nhất định cho mắt khi tiếp xúc với màn hình máy tính, điện thoại hoặc ti vi.
- Không cho trẻ xem ti vi hoặc chơi điện tử quá 2 tiếng mỗi ngày.
- Đảm bảo không gian học tập của trẻ phải đủ ánh sáng.
- Xây dựng kế hoạch học tập, vui chơi hợp lý để giúp cho đôi mắt của trẻ được nghỉ ngơi.
- Đối với những trẻ dưới 5 tuổi thì không nên cho tiếp xúc với điện thoại quá nhiều hoặc quá sớm.
- Tuyệt đối không nằm ngửa đầu lên để đọc sách hoặc đọc sách trên xe bú hoặc trên tàu xe.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và nuôi dưỡng đôi mắt.
Tóm lại, trẻ em mắc phải bệnh loạn thị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thị lực, đây là căn bệnh có thể khiến trẻ bị mù lòa nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ các kiến thức liên quan đến căn bệnh này để phòng bệnh cho con một cách hiệu quả nhé.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn