Bệnh cảm cúm – Nguyên nhân và cách điều trị bệnh triệt để tận gốc

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh cảm cúm là một trong những căn bệnh phổ biến trong mùa đông mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Nếu như không biết cách điều trị bệnh hiệu quả, sẽ gây ra những biến chứng dai dẳng và rất khó chữa trị triệt để. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả căn bệnh này như thế nào? Hãy cùng theo dõi qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm là gì?

Theo bác sĩ cho biết, bệnh cảm cúm là bệnh cấp tính do virus gây ra. Bệnh có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp và thường xảy ra vào thời điểm thời tiết đang giao mùa. Các triệu chứng của cảm cúm xuất hiện sau 1-2 ngày nhiễm virus bao gồm sốt cao, đau đầu, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức các cơ trên cơ thể… khiến người bệnh mệt mỏi và khó chịu.

Nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm

  • Thời điểm giao mùa, khiến cho thời tiết thay đổi thất thường, cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh cảm cúm. Nhất là thời điểm mùa đông, khi thời tiết hanh khô, không khí lúc ẩm lúc nóng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh mạnh.
  • Bệnh cảm cúm là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, bệnh có thể lây lan từ người này qua người khác. Bởi vì vi khuẩn gây bệnh cúm có trong nước bọt, nước mũi… và khi những hạt nước nhỏ này có thể bắn ra từ mũi, miệng người bệnh khi họ hắt hơi, ho, hoặc qua tiếp xúc trực tiếp.
  • Những người có hệ miễn dịch kém, như trẻ em, phụ nữ đang mang thai… thì nguy cơ mắc bệnh cảm cúm cũng cao hơn người bình thường.

Những triệu chứng nhận diện bệnh cảm cúm

  • Sốt cao, là một trong những triệu chứng nhận diện bệnh cảm cúm. Người bệnh có thể sốt cao từ 38 – 39 độ C, kèm theo cảm giác mệt mỏi toàn thân, sổ mũi, đau rát họng.
  • Người bệnh thường bị hắt hơi, ho, nghẹt mũi và khó thở. Ở trẻ nhỏ còn có thêm triệu chứng đau tai, sưng hạch, hoặc bị tiêu chảy.
  • Người bệnh cảm cúm do cơ thể mệt mỏi, nên thường mất cảm giác thèm ăn, ăn vào hay buồn nôn.

Điều trị bệnh cảm cúm

Điều trị bệnh cảm cúm

Những cách điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả

  • Điều trị theo Tây y

Bệnh cảm cúm thông thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, nên bạn chỉ cần chăm sóc bệnh nhân ở nhà là được. Khi bị bệnh cảm cúm, cần cho người bệnh uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước trái cây. Việc uống nhiều nước giúp cho mũi và cổ họng không bị khô, để đờm và nước mũi người bệnh có thể ra ngoài dễ dàng. Người bệnh có thể uống thuốc giảm ho, đau họng và sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, nếu bệnh cảm cúm nặng kèm theo sốt cáo và co giật… thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế, để được bác sĩ khám và điều trị bệnh kịp thời. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân làm những xét nghiệm y tế cần thiết, để chuẩn đoán bệnh chính xác nhất. Bởi đã có nhiều trường hợp cảm cúm là những dấu hiệu đầu tiên của những căn bệnh nan y nguy hiểm.

  • Điều trị theo Đông y

Tỏi thuốc Đông y chữa bệnh cảm cúm

Tỏi thuốc Đông y chữa bệnh cảm cúm

Ngoài việc điều trị bệnh cảm cúm theo Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng những bài thuốc Đông y để điều trị bệnh triệt để tận gốc, lại cực an toàn cho sức khỏe. Chỉ với các loại thảo dược tự nhiên, dễ kiếm và rẻ tiền như: tỏi, lá tía tô, cây hương nhu… nhưng khi kết hợp với nhau lại cho tác dụng đặc trị bệnh cảm cúm không thua gì thuốc Tây mà bạn nên tham khảo và áp dụng.

Trên đây là những kiến thức căn bản nhất về bệnh cảm cúm mà bạn không nên bỏ qua. Vậy nên bạn hãy thực hiện các biện pháp phòng cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất, để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như cho người thân trong gia đình nhé.

 Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới