Mấy ngày cận Tết, nghe người ta bàn về cô nhà văn trẻ với tư tưởng bỏ Tết cổ truyền mà lòng tôi buồn đến lạ. Ngày lễ Tết không đơn giản chỉ là bánh chưng xanh, là chúc Tết, là mừng tuổi, mà điều người ta mong mỏi và trân trọng nhất ở Tết là khoảnh khắc gia đình sum vầy, cùng ngắm pháo hoa, đón thời khắc giao thừa. Đối với nhiều bạn trẻ bây giờ, điều đó không cần thiết nhưng niềm vui sum vầy bình dị ấy lại trở thành ước mơ xa vời của tôi và nhiều cán bộ Y tế khác. 10 năm – tôi – một Bác sĩ chỉ được ngắm pháo hoa từ cửa sổ bệnh viện và nghĩ về vị Tết – nghĩ về GIA ĐÌNH.
- “Ngày nào còn sống ngày đó tôi còn chữa bệnh miễn phí cho mọi người”
- Người thầy thuốc già và những bài học nghề Y quý báu
- Ngậm ngùi hưởng trọn cái Tết ngành Y
Đêm giao thừa dài đằng đẵng
Trong 20 năm làm Bác sĩ của mình, tôi có hơn 10 lần đón giao thừa trong bệnh viện. Ngày 30 Tết trong bệnh viện có lẽ là ngày dài nhất trong năm với các cán bộ Y Tế trong tua trực như tôi. Cứ từng thời khắc trôi qua, tôi cùng đồng nghiệp lại bồn chồn hồi hộp, lo âu đủ chuyện: lo việc nhà, lo cho bệnh nhân trở nặng. Chiều cuối năm, trong gia đình bỗng thiếu đi một thành viên, buồn lắm chứ… nhất là phận làm vợ làm dâu đáng lẽ phải ở nhà lo mâm lo cỗ, lại bỏ lại hết cho chồng, cho mẹ chồng.
Đêm giao thừa, trong lúc đang khám chữa cho bệnh nhân, tôi biết rằng thời khắc giao thừa đến, một năm mới lại sang. Nếu không bận việc chuyên môn, các bác sĩ, cán bộ Y Tế và bệnh nhân cũng tranh thủ chúc Tết lẫn nhau, bày bánh kẹo. Không khí đón Xuân trong bệnh viện vẫn ngập tràn, tuy nhiên ở đây thời khắc giao thừa luôn len lỏi một cảm giác buồn vui khó tả.
Giao thừa bệnh viện – buồn vui lẫn lộn
Đêm giao thừa có những bệnh nhân diễn biến bệnh khởi sắc, mọi người cùng mừng vui khôn xiết nhưng cũng có những bệnh nhân trở nặng khó qua khỏi nên người nhà xin về. Nhìn họ lầm lũi đi qua dãy hành lang dài hun hút để làm thủ tục xuất viện, họ và tôi đều bất lực biết rằng, khi người thân của về đến nhà là sẽ trút hơi thở cuối cùng nhưng như vậy còn hơn mất trong bệnh viện xa lạ lạnh lẽo. Năm mới đáng lẽ tràn ngập tiếng cười đối với họ giờ lại là những giọt nước mắt đau đến xé lòng, Tết đáng lẽ là màu sắc sặc sỡ lung linh của pháo hoa, giờ lại thay bằng màu trắng tang tóc. Đêm giao thừa là đêm của niềm vui, của đoàn tụ nhưng đôi khi lại là đêm chia xa của những người bệnh.
Con gái tôi cũng muốn ngắm pháo hoa từ bệnh viện
Đứa con gái lớn cũng theo nghiệp của mẹ, đang học tại trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur. Ngày bé, có những năm tôi được phân lịch trực Tết, nó lại khóc òa lên đòi mẹ, mếu máo trách mẹ sao Tết người ta quay quần đầy đủ mà mẹ lại đi đâu không ở nhà với con với bố. Lớn lên một chút nó bắt đầu hiểu chuyện hơn, biết thương mẹ nhiều hơn. Biết rằng nghề Y là nghề cao quý, nhiều hy sinh vất vả nhưng được mọi người ngưỡng mộ. Nhiều đêm hai mẹ con nằm tâm sự về Nghề Y đến sáng vẫn chưa hết chuyện, rồi không biết từ khi nào cái máu nghề, đam mê nghề Y lại truyền từ tôi sang con. Với lực học của con không đủ điểm vào Đại học Y Hà Nội. Tôi tìm hiểu thật kỹ một trường lấy điểm đầu vào vừa phải mà chất lượng đào tạo tốt, con bé giờ đang học năm 2 trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur. Nhờ lịch học hợp lý nên trước ngày Tết, nó cũng đỡ đần cho mẹ nhiều chuyện lặt vặt trong nhà.
Tết này, tôi trực Tết vào mồng 3, giao thừa năm nay lại được cùng con và chồng quây quần hạnh phúc bên nhau. Chính những giây phút ở trong bệnh viện, chính 10 năm ngắm pháo hoa từ bệnh viện đã cho tôi biết quý trọng khoảnh khắc giao thừa hơn, cũng như càng trân trọng ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
Xin kính chúc các cán bộ Y Tế, những bệnh nhân trong bệnh viện và toàn thể mọi người một năm mới nhiều niềm vui, an khang thịnh vượng, phúc lộc đầy nhà!
Vũ Giang – Ytevietnam.edu.vn