Việc đánh răng sai cách không chỉ khiến cho sức khỏe răng của bạn yếu đi mà còn gây hiện tượng ố vàng ở răng. Những lỗi cơ bản dưới đây sẽ giúp bạn kiểm chứng điều này để chăm sóc răng miệng, bảo vệ nụ cười của mình mà không phải đến trung tâm Nha khoa thẩm mỹ.
- Bệnh sâu răng và những điều cần biết
- Mọc răng khôn và những điều cần biết
- Giải pháp hoàn hảo cho nụ cười tỏa nắng
Đánh răng sai cách sẽ khiến răng bạn yếu đi
Đánh răng ngay sau khi ăn có đúng cách?
Mọi người thường có thói quen đánh răng ngay sau khi ăn để làm sạch mảng bám thức ăn còn trong miệng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì bạn chỉ nên đánh răng ngay sau khi ăn đồ ngọt, đối với đồ chua thì nên đánh sau khi ăn ít nhất là 30 phút.
Bởi trong đồ ngọt, các phế phẩm từ chất đường khi gặp vi khuẩn sống trong vòng miệng sẽ dẫn đến nguy cơ hư răng. Còn đối với đồ chua thì môi trường khoang miệng cần có thời gian để cân bằng độ PH sau ăn nên bạn không cần đánh răng ngay. Để làm sạch tạm thời khoang miệng, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước sạch.
Đánh răng quá kỹ là sai lầm?
Hành động chà xát bàn chải mạnh sẽ làm nướu và bề mặt răng tổn thương. Do đó, bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng trong khoảng 2 phút để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
Đánh răng nhiều lần trong 1 ngày là tốt?
Việc đánh răng là cần thiết để bảo vệ răng miệng, nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn bạn lại đánh răng. Đánh răng quá nhiều lần trong ngày hoặc quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là bạn nên đánh răng 3 lần/ngày, hoặc ít nhất 2 lần/ngày.
Chỉ đánh mặt trước của răng
Mặt sau của răng là nơi chứa rất nhiều mảng bám vụn thức ăn thừa – đây chính là nguyên nhân hình thành cao răng. Ngoài ra, thực phẩm có thể bị kẹt giữa các kẽ răng và dưới nướu răng. Do đó, bạn cần chú ý làm sạch răng ở mọi góc cạnh, từ bên ngoài, bên trong và giữa các răng chứ không chỉ mặt trước của răng.
Không làm sạch và làm khô bàn chải sau khi đánh răng
Bạn nên dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng, vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng tức là bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn nằm ổ trên bàn chải đánh răng của mình.
Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Bạn có nhớ lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ không? Đừng để đến lúc bàn chảy hỏng rồi mới thay. Bởi nếu không thay bàn chải thì dù bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
Không sử dụng chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng sẽ không thể làm sạch được thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các răng hay dưới nướu. Bạn hãy dùng chỉ nha khoa để giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa ít nhất là 1 lần/ngày, nhất là sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, không nên dùng chỉ nha khoa quá nhiều vì có thể sẽ gây kích thích và gây tổn hại nướu răng.
Không kiểm tra răng định kỳ
Dù bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa sáu tháng một lần. Bởi các mảng bám còn lại trên răng lâu ngày sẽ két lại và bàn chải đánh răng cũng không thể loại bỏ. Vì thế bạn cần đến các trung tâm nha khoa thẩm mỹ để nha khoa họ lấy cao răng giúp bạn và xem xét có gì bất thường trong răng miệng của bạn.
An Bình – Y tế Việt Nam