Bệnh sâu răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị triệt để?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh sâu răng thực chất là do sự tiêu huỷ cấu trúc vôi hoá chất vô cơ của men răng và ngà răng, tạo nên lỗ hổng trên bề mặt răng do vi khuẩn gây ra. Bệnh sâu răng là gì, làm sao để điều trị và cách phòng chống bệnh sâu răng thế nào?

benh-sau-rang-anh-huong-truc-tiep-den-cuoc-song-hang-ngay

Bệnh sâu răng ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày

Hậu quả là sâu răng dẫn đến tủy chết, viêm tủy răng, viêm quanh cuống răng, có thể làm vỡ răng, gây hôi miệng, làm giảm thẩm mỹ và ảnh hưởng đến giao tiếp.

Do đó việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như tác hại của bệnh sâu răng là tiền đề quan trọng để mọi người chủ động hơn trong việc phòng ngừa ngăn chặn bệnh sâu răng này.

Dấu hiệu của bệnh sâu răng

Các nghiên cứu chuyên khoa về bệnh sâu răng cho biết sâu răng thường có tốc độ phát triển tương đối chậm, mất khoảng từ 2 – 4 năm để ăn sâu từ bề mặt lớp men răng đến lớp ngà răng.

Khoảng từ 6 tháng đến 1 năm (có khi 2 năm) đầu, bệnh thường tiến triển mà không tạo lỗ trên bề mặt răng. Biểu hiện có thể chỉ là những đốm trắng đục hoặc nâu trên mặt nhai hoặc ở kẽ giữa hai răng. Do đó mọi người thường không nhận thấy.

Khi lỗ sâu còn nông thì không đau mà chỉ đến khi lỗ sâu lớn, đã ăn vào lớp ngà răng thì mới thấy đau với cường độ nhẹ.

Khi bị kích thích bởi những chất như chua ngọt, nóng lạnh thì răng bị sâu sẽ ê buốt. Khi lỗ sâu tiến sát vào tủy răng thì tủy răng sẽ bị viêm, khi đó bệnh nhân sẽ bị đau tủy răng từng cơn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng sâu răng sẽ diễn tiến nặng hơn. Viêm tủy răng có thể dẫn đến hoại tử tủy và gây áp xe răng.

Điều trị và phòng ngừa bệnh sâu răng

 

danh-rang-la-giai-phap-can-thiet-de-phong-tranh-benh-sau-rang

Đánh răng là giải pháp cần thiết để phòng tránh bệnh sâu răng

Hiện nay, cách điều trị bệnh sâu răng phổ biến nhất là cần nạo sạch ngà vụn, hàn răng và hàn kín. Trong trường hợp răng sâu nặng, không thể hàn được thì phải nhổ.

Để phòng bệnh, các bác sĩ khuyến cáo mọi người cần phải đánh răng sau khi ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày, đặc biệt là đánh răng trước khi đi ngủ. Việc đánh răng đúng cách cũng rất quan trọn, bạn nên chọn bàn chải lông mềm, chải từ mặt ngoài đến mặt trong và mặt nhai, trên và dưới.

Bạn nên dùng kem đánh răng có chứa fluor và canxi có tác dụng làm cho men răng cứng hơn, do vậy sẽ chống đỡ với axit và vi khuẩn tốt hơn.

Đối với các kẽ răng còn giắt thức ăn mà bàn chải không chải hết được thì có thể dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.

Đối với những răng mọc lệch cần được chỉnh cho đúng vị trí vì răng mọc lệch sẽ bị bám thức ăn nhiều hơn làm tăng nguy cơ sâu răng. Bạn nên khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện răng sâu và chữa kịp thời.

An Bình –  Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới