Xã hội phát triển khiến “chuyện ấy” ngày càng cởi mở hơn. Tuy nhiên đây vấn là tế nhị mà không phải ai cũng có thể thảo luận công khai. Bài viết sau sẽ giải đáp những thắc mắc về phổ biến nhất về “chuyện ấy” mà bạn cần biết.
- Dấu hiệu đặc trưng khi gái ngành Y ham muốn “chuyện ấy”
- Phụ nữ sẽ hạnh phúc hơn nếu duy trì “chuyện ấy” 11 lần/tháng
- Khoa học chứng minh: Kết hôn ngày Valentine sẽ dẫn đến ly hôn?
Khi bị “đèn đỏ” có được làm chuyện ấy không?
Chưa có công bố nào phản đối việc quan hệ khi phụ nữ đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe vùn kín, chuyện tế nhị này nên được cân nhắc và sử dụng biện pháp an toàn. Nhiều cặp đôi cho rằng quan hệ tình dục trong kỳ kinh nguyệt sẽ không có khả năng mang thai, tuy nhiên thực tế tỷ lệ có thai vẫn xảy ra.
“Chuyện ấy” khi mang thai có an toàn không?
Quan hệ tình tục khi mang thai có thể về mặt y khoa. Tuy nhiên việc quan hệ khi mang thai chứa nhiều rủi ro, đặc biệt khi một trong hai người bị bệnh lây nhiễm có thể lây qua đường tình dục và có nguy cơ lây sang thai nhi.
Có cải thiện được tình trạng đàn ông “yếu” không?
Thông thường, sức khỏe tình dục của đàn ông phụ thuộc vào lượng testosterrone trong cơ thể. Với những trường hợp lượng testosterrone ít hơn bình thường ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống vợ chồng. Trong tình huống này, cả hai không nên quá căn thẳng và áp lực. Bạn có thể cải thiện lượng hoocmon bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng.
‘Cậu bé’ có thể bị gãy không?
Về mặt sinh học, do không có xương bên trong nên “cậu bé” sẽ không bị gãy. Tuy nhiên nếu “cậu bé” đang cương cứng mà bị tác động bằng lực lớn sẽ khiến những mô xương xung quanh nứt và đau nhức như cảm giác bị bẻ gãy.
Quan hệ bằng miệng có thể bị Herpes không?
Bệnh Herpes di virus HSV gây ra, đây là bệnh có thể truyền nhiễm nhanh chóng, gây ra các mụn rộp ở môi hoặc cơ quan sinh dục. Quan hệ bằng miệng sẽ không gây bệnh nếu hai người khỏe mạnh. Tuy nhiên nếu một trong hai đang bị bệnh Herpes thì khả năng lây bệnh cho người kia rất cao.
Dấu hiệu của bệnh STI như thế nào?
STI là tên gọi chung chỉ các bệnh nhiễm khuẩn đường tình dục. Khi bị STI sẽ xuất hiện các triệu chứng như: Lở loét, mọc mụn, mẩm ngứa xung quanh bộ phận sinh dục, đau rát khi đi tiểu, khí hư ra nhiều ở phụ nữ. Trong một số trường hợp, bệnh STI không có dấu hiệu phát bệnh rõ ràng, do đó mọi người nên đi khám bác sĩ chuyên khoa thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh hoặc sau khi quan hệ không an toàn.
Kích thước ‘cậu nhỏ’ như thế nào?
Nghiên cứu của Tạp chí y học về tiết niệu tiết lộ chiều dài chung bình của “cậu nhỏ” là 13cm. Đa số đấng mày râu đều rất quan tâm về kích cỡ “cậu bé” của mình, tuy nhiên trên thực tế, phụ nữ không thực sự quan tâm. Khảo sát cho thấy 85% phụ nữ hài lòng về kích cỡ của chồng/người yêu của mình, trong khi đó chỉ có 55% đàn ông hài lòng về bản thân.
Trên đây là giải đáp những thắc mắc về “chuyện ấy” được không ít người quan tâm. Để bảo vệ sức khỏe của mình, hãy duy trì đời sống tình dục an toàn, phù hợp để tránh các bệnh lây truyền xảy ra.
Hoàng – Ytevietnam.edu.vn