Hãy cùng lắng nghe giảng viên bộ môn Điều Dưỡng Lâm Thị Nhung ( đang công tác tại Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur) hướng dẫn cách sơ cứu trẻ nhanh, đúng cách, đảm bảo được an toàn cho trẻ.
- Bí kíp chăm sóc bà bầu ba tháng đầu thai kỳ
- “Dị tật ống thần kinh ở thai nhi” làm sao để tránh
- Dấu hiệu sớm nhất nhận biết con bạn đã mắc thủy đậu?
Điều dưỡng hướng dẫn cha mẹ sơ cấp cứu trẻ nhỏ
Cấp cứu trẻ bị hóc dị vật đường thở
Cấp cứu đầu tiên phải kể đến đó là cấp cứu hóc dị vật đường thở ở trẻ. Việc đầu tiêm bố mẹ hay những người chăm sóc trẻ cần làm là phải hết sức bình tĩnh, tránh làm trẻ hoảng hốt.
Lúc này việc sử dụng cha mẹ sẽ sử dụng thủ thuật Heimlich. Nguyên tắc của Heimlich là tạo một lực tác động mạnh, đột ngột vào 2 buồng phổi bằng cách vỗ từ lưng hoặc ép vào cơ hoành, mục đích tạo ra một áp lực lớn đột ngột trong đường hô hấp đẩy dị vật ra ngoài.
Cách thực hiện thử thuật Heimlich cũng rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần bình tĩnh để trí theo từng trường hợp cụ thể dưới đây:
Đối với trẻ dưới 2 tuổi thì áp dụng kỹ thuật vỗ lưng, ấn ngực: Phụ huynh để trẻ lên đùi hoặc trên cánh tay, đầu để thấp, giữ chặt đầu và cổ trẻ bằng bàn tay rồi dùng gót bàn tay vỗ lưng 5 cái thật mạnh vào khoảng giữa 2 xương bả vai. Sau đó lật ngửa trẻ sang tay, nếu trẻ còn khó thở, tiếp tục ấn ngực 5 cái trên xương ức bằng 2 ngón tay.
Với bé trên 2 tuổi, phụ huynh cần vận dụng thủ thuật Heimlich ngay. Nếu trẻ còn tỉnh táo thì cha mẹ đứng sau lưng trẻ và vòng tay ôm lấy trẻ. Đặt 1 bàn tay làm thành nắm đấm ở vùng thượng vị, ngay dưới mũi ức; bàn tay kia đặt chồng lên. Ấn mạnh và nhanh theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên. Có thể lặp lại 5 lần.
Cấp cứu hóc dị vật ở trẻ
Nếu trẻ đã hôn mê thì cần dùng thủ thuật Heimlich nằm. Người cấp cứu quỳ chân đối diện trẻ, đặt 1 bàn tay lên vùng thượng vị, ngay dưới mũi ức, đặt tiếp bàn tay thứ 2 lên bàn tay thứ nhất, ấn mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ trước ra sau và từ trên xuống. Có thể lặp lại 5 lần.
Nếu trẻ đã ngưng thở phải thổi ngạt trước và thực hiện xen kẽ với thủ thuật Heimlich hoặc vỗ lưng ấn ngực cho đến khi bệnh nhân thở lại.
Xử trí khi con bị đuối nước
Điểm mấu chốt khi cấp cứu trẻ đó vẫn là bố mẹ trẻ phải hết sức bình tĩnh để thực hiện đúng đầy đủ các thao tác sơ cấp cứu cho trẻ và thời gian vàng để cấp cứu cho trẻ bị ngạt thở chỉ có 4 phút. (Ảnh 3)
Cách tiến hành cấp cứu như sau, việc đầu tiên cần làm ngay đó là nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách, sau đó đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí đặt trẻ trên nền cứng để việc hô hấp nhân tạo cho trẻ đạt được hiệu quả cao nhất, sau đó hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Nếu lồng ngực không di động, tức là trẻ ngừng thở thì phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng) ngay lập tức. Sau khi thổi ngạt 2 cái, cần kiểm tra xem tim trẻ còn đập hay không bằng cách bắt mạch cảnh, bẹn, hoặc áp tai vào lồng ngực bên trái xem có tiếng tim đập không. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim trẻ đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở ½ dưới xương ức bên trái) theo tỷ lệ 15/2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người, hoặc 30/2 nếu có 1 người. Sau đó vừa làm vừa đưa trẻ đi viện.
Xử trí khi con bị chết đuối
Nếu trẻ còn tự thở, cho trẻ nằm nghiêng sang một bên. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ ấm. Nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất vì có thể sẽ xảy ra khó thở tái diễn.
Có một cách xử trí rất sai lầm khi trẻ bị đuối nước đó là thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy, vì thứ nhất, nó làm mất thời gian cứu sống bệnh nhân. Thứ 2 là khi ngạt nước nước ở trong phổi không nhiều, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Mong rằng với sự hướng dẫn và tư vấn của giảng viên Lâm Thị Nhung các bạn đã biết cách xử trí cho trẻ khi chẳng may con mình bị hai tai nạn nguy hiểm trên.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn