Dấu hiệu sớm nhất nhận biết con bạn đã mắc thủy đậu?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm bùng phát và phát triển, điển hình là sự bùng phát của bệnh thủy đậu.

Theo những con số thống kê của Bệnh viện Nhi Đồng I trong tháng Hai, khoa điều trị nội trú cho 10 bệnh nhi bệnh thủy đậu có biến chứng, tổn thương da nhiều, nhưng chưa hết tháng Ba đã có 23 ca nhập viện.

benh-thuy-dau1

Dấu hiệu sớm nhất nhận biết con bạn đã mắc thủy đậu?

Trong đó có một bệnh nhi 4 tuổi (quê ở Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tử vong sau ba ngày nhập viện. Khi bệnh nhi này bị bệnh, người nhà đã kiêng khem (cữ nước, cữ gió, không tắm rửa) theo dân gian. Khi nhập viện, BN đã nhiễm trùng huyết qua vết bỏng dạ trên da, biến chứng viêm phổi. Bệnh nhi đang bị bệnh ung thư máu nên không qua khỏi. Riêng phòng khám ngoại trú của bệnh viện, từ ngày 1 đến 27/3 đã khám 339 bệnh nhi thủy đậu, trong khi tháng trước chỉ có 226 ca.

Điều này rấy lên lo ngại về tình trạng trẻ mắc bệnh thủy đậu mà không được phát hiện sớm sẽ gây các biến chứng nguy hiểm thậm chí gây tử vong ở trẻ. Vậy bệnh thủy đậu là gì? Dấu hiệu nhận biết thủy đậu là gì?

Bệnh thuỷ đậu là gì?

Bệnh thủy đậu là một bệnh chuyên khoa truyền nhiễm do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên, thủy đậu là một bệnh rất dễ lây truyền. Khi 1 người mang siêu vi thủy đậu nói, hắt hơi (nhảy mũi) hoặc ho… thì các siêu vi đó theo nước bọt, nước mũi bắn ra ngoài tan thành bụi. Người khác hít phải bụi đó sẽ lây bệnh ngay bệnh xảy ra phần nhiều ở trẻ em, nhưng cũng không ít người lớn mắc bệnh này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường trải qua bốn giai đoạn, hay bốn thời kỳ bao gồm thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, và thời kỳ lui bệnh. Đầu tiên là thời kỳ nung bệnh hay còn gọi là thời kỳ ủ bệnh của thủy đậu kéo dài từ 14-17 ngày và thường không có biểu hiện gì, người bệnh vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường.

Thời kỳ khởi phát chỉ cần khoảng một ngày có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, đau mỏi cơ khớp, trẻ nhỏ thường không chịu chơi, quấy khóc. Có trường hợp sốt cao 39- 40 độ, trằn trọc mê sảng co giật, kèm theo viêm họng, viêm xuất tiết đường hô hấp trên.

benh-thuy-dau2

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Thời kỳ toàn phát hay còn gọi là thời kỳ mọc ban, ban thuỷ đậu xuất hiện nhanh ngay từ những ngày đầu của bệnh. Ban mọc khi tình trạng toàn thân gần như bình thường hoặc sốt nhẹ ở trẻ em, kèm theo sốt cao và tình trạng nhiễm độc toàn thân nặng ở người lớn. Ban thuỷ đậu thoạt đầu là những ban dát màu đỏ, vài giờ sau thành nốt phổng nước trong, rất nông như đặt trên mặt da, sau từ 24 đến 48 giờ ngả màu vàng, nốt thuỷ đậu trở thành có hình cầu nổi trên mặt da 2mm, có đường kính khoảng 5mm, xung quanh nốt có nền da tấy đỏ rộng 1mm, một số nốt phỏng hơi lõm ở trung tâm.

Ban thuỷ đậu mọc rải rác toàn thân, có xu hướng dày hơn ở bụng, ngực, mặt trước da chân, tay thưa hơn ở mặt ở lòng bàn chân, tay hầu như không có. Nhưng ban thuỷ đậu ở chân tóc thì bao giờ cũng có. Nốt phỏng thuỷ đậu chỉ có một ngăn nên khi dùng kim chọc vào thì xẹp ngay. Ban mọc thành nhiều đợt (3-4 ngày một đợt) vì vậy trên một vùng da thấy có đủ các nốt ban ở các độ tuổi khác nhau. Trong niêm mạc miệng cũng có những nốt phổng, như ở trong lưỡi vòm họng, khi các nốt phổng vỡ tạo thành các nốt loét nông, hình tròn hoặc bầu dục, làm bệnh nhân chảy nước dãi, nuốt đau ít thấy ban mọc ở màng tiếp hợp hoặc trong âm hộ. Bệnh nhân thường ngứa nhiều khi ban mọc, các nốt phổng vỡ dễ bội nhiễm, hạch ngoại vi có thể xưng.

Sau từ 4-6 ngày, nốt thuỷ đậu tự khô, đóng vảy màu nâu sẫm , vảy bong ra sau một tuần, không để lại sẹo vĩnh viễn, trừ khi có loét và bội nhiễm.

Đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu mà các mẹ phải hết sức lưu ý để bảo vệ con yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới