Đái tháo đường là một trong những bệnh lý rất hay gặp trong cuộc sống hiện đại ngày này. Chế độ ăn uống, tập luyện không khoa học là một trong nhưng tác nhân khiến bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Lời khuyên về chế độ ăn uống cho bệnh nhân đái tháo đường
Để có thể giúp độc giả có được những thông tin hữu ích về bệnh đái tháo đường cũng như có chế độ ăn uống hợp lý chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia đến từ trường cao đẳng y dược Pasteur.
Hỏi Thưa chuyên gia thế nào là bệnh đái tháo đường
Trả lời
Đái tháo đường được biết đến là một bệnh nội tiết chuyển hoá mạn tính, có yếu tố di truyền. Bệnh được đặc trưng bởi sự tăng glucose máu. Nguyên nhân chính do thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối dẫn đến rối loạn chuyển hoá đường, đạm, mỡ và các chất khoáng.
Hỏi: Chuyên gia cho biết có những nguyên nhân nào gây nên bệnh đái tháo đường?
Trả lời:
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường có thể kể đến các nguyên
nhân sau
- Bệnh về tuyến tụy
-Viêm tụy mạn tính, vôi hoá tụy:.
– Ung thư tụy. - Bệnh về gan
– Gan nhiễm sắt (hemosiderin).
– Xơ gan đẫn đến đề kháng insulin. - Bệnh về nội tiết
– Cường sản, u thùy trước tuyến yên hoặc vỏ thượng thân (bệnh cushing hay hội chứng cushing).
– Tăng tiết GH (STH) sau tuổi dây thì: bệnh to đầu chi (acromegalia).
– Cường sản hoặc u tủy thượng thận sẽ làm tăng tiết cathecolamin (hội chứng pheocromocytoma)
– Basedow.
– Cường sản hoặc khối u tế bào anpha đảo Langerhans làm tăng tiết hormon tăng đường huyết (glucagon).
– Khối u tiết somatostatin, aldosterol có thể gây đái tháo đường, nguyên nhân do khối u ức chế tiết insulin. Nếu phẫu thuật cắt khối u thì đường huyết sẽ giảm. - Do dùng thuốc
– Do điều trị bằng corticoid kéo dài.
– Do dùng các thuốc lợi tiểu thải muối như: hypothiazit, lasix liều cao, kéo dài sẽ gây mất kali. Thiếu kali dẫn đến ức chế tuyến tụy giải phóng insulin và làm tăng đường huyết. - Bất thường về cấu trúc insulin
Các bất thường về cấu trúc insulin quyết định bởi các gen là một nguyên nhân hiếm gặp của đái tháo đường.
- Các hội chứng do tăng đề kháng insulin
Hỏi: Thưa chuyên gia , được biết chế độ ăn uống, tập luyện ảnh hưởng không nhỏ đến tiến triển của bệnh đái tháo đường. Vậy chuyên gia có lời khuyên nào về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân đái tháo đường
Trả lời:
Mục đích của điều trị đái tháo đường:
+ Làm hạn chế bớt các biến chứng và đưa đường máu về giới hạn bình thường.
+ Hạn chế đến mức thấp nhất các biến chứng.
+ Đưa cân nặng về bình thường nhất là bệnh nhân béo phì.
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, đưa người bệnh trở lại học tập và lao động bình thường.
Chế độ ăn uống quyết định không nhỏ đến thành công trong điều trị bệnh đái tháo đường. Với người bị bệnh đái tháo đường phải tuân thủ nghiệm ngặt chế độ ăn uống và tập luyện
Chế độ ăn
+ Hạn chế ăn glucid để tránh tăng đường huyết, giảm các thức ăn có chứa axit béo bão hoà (axit béo no) dễ gây vữa xơ động mạch. Tỷ lệ lipit không quá 30% tổng số calo, trong đó axit béo no khoảng 5-10%.
+ Ăn nhiều rau và các loại trái cây có vỏ (vỏ trái cây, gạo lứt…) có nhiều xơ, vì chất xơ khi ăn vào sẽ hạn chế hấp thu đường kích thích hoạt động của ruột và giúp tiêu hoá các thức ăn khác, mặt khác còn bổ xung thêm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, chống táo bón, giảm triglycerid, cholesterol sau ăn. Khi ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ nên uống nhiều nước ít nhất 1,5-2 lít nước một ngày.
+ Nên ăn vừa phải protit, nếu ăn quá nhiều sẽ có tác dụng xấu và ảnh hưởng tới sự tiến triển của bệnh thân nhất là những bệnh nhân có suy thân. Lượng protit cần thiết ăn 0,7- 0,8g/kg/ngày.
Khi bệnh nhân đái tháo đường có hội chứng thân hư kết hợp (lượng protit thải mất khá nhiều qua đường thân nên lượng protit cho ăn vào phải tăng hơn để bù vào lượng bị mất đi, có thể cho khoảng 4- 6g/kg/ngày.
Tỷ lệ các thức ăn tính theo số calo cung cấp do mỗi loại trong tổng số calo hàng ngày:
– Glucid 55- 60%.
– Protit 15- 20%.
– Lipit 30%
+ Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày 4-6 bữa/ngày, không nên ăn quá nhiều trong một bữa.
+ Nên ăn thêm bữa tối để tránh hạ đường huyết ban đêm, nhất là ở những bệnh nhân đang điều trị bằng insulin.
+ Không nên uống rượu bia bởi vì rượu bia có thể ức chế tân tạo đường do đó dễ dẫn đến hạ đường huyết, nhất là khi bệnh nhân ăn ít hoặc không ăn.
+ Ăn nhạt khi có tăng huyết áp, chỉ nên ăn 2- 3g muối/ngày.
Tập luyện thể dục thể thao
Đây là một trong những biện pháp điều trị hỗ trợ đối với bệnh nhân đái tháo đường; làm giảm cân nặng, nên luyện tập thường xuyên hàng ngày với các động tác nhẹ nhàng như đi bộ, tập bơi, tập dưỡng sinh, đạp xe… nên tập nhẹ nhàng vừa phải, không nên tập quá sức. Thể dục liệu pháp có thể làm giảm được mỡ máu, hạn chế tăng huyết áp, cải thiện được tình trạng tim mạch và có tác dụng hỗ trợ cho việc ổn định đường máu.
Nguồn ytevietnam.edu.vn