Tiền sản giật và sản giật là biến chứng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai, có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và bé. Vì vậy hãy phòng tránh nguy cơ tiền sản giật và sản giật cho mẹ bầu để tránh những hệ lụy đáng tiếc.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
Những điều cần biết về biến chứng sản giật ở phụ nữa mang thai
Sản giật là bệnh gì?
Sản giật là tình trạng khởi phát những cơn co giật có thể dẫn đến hôn mê ở phụ nữ mang thai. Đây là một biến chứng của tiền sản giật gây ra do huyết áp cao và một số triệu chứng khác ở phụ nữ mang thai.
Tiền sản giật và sản giật là một biến chứng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến nhau thai, cơ quan cung cấp oxy, máu và các chất dinh dưỡng cho thai nhi, huyết áp cao làm giảm lưu lượng máu ảnh hưởng đến hoạt động của thai. Hậu quả là em bé khi sinh ra thường nhẹ cân, sức khỏe yếu, sinh non thậm chí có tình trạng thai lưu. Với người mẹ có thể gây phù não, xuất huyết não-màng não, phù võng mạc, xuất huyết vùng dưới bao gan, suy tim, suy thận, phù phổi cấp, rối loạn đông chảy máu trong lòng mạch, giảm tiểu cầu… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
Những triệu trứng điển hình của bệnh sản giật
Phụ nữ mang thai bị sản giật có thể xuất hiện các dấu hiệu như: động kinh, dễ kích động, hôn mê bất tỉnh.
Trước khi bị sản giật, đa số mẹ bầu sẽ có triệu trứng tiền sản giật điển hình: nhức đầu, buồn nôn , đau bụng, phù tay và mặt, giảm thị lực mất tầm nhìn, tầm nhìn mờ, nhìn đôi…
Nguyên nhân gây bệnh sản giật
Sản giật thường đến sau tiền sản giật, nguyên nhân do huyết áp cao sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tiền sản giật đã nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng não bộ, gây co giật hoặc hôn mê thì bệnh đã chuyển sang sản giật.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: các bệnh về mạch máu, các yếu tố tại não và hệ thần kinh, do gen, phụ nữ mang thai trên tuổi 35, mang thai lần đầu tiên hoặc đa thai (như sinh đôi hoặc sinh ba), bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, chế độ ăn uống kém hoặc suy dinh dưỡng.
Các phương pháp điều trị tiền sản giật và sản giật hiệu quả
Trang tin mẹ và bé của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Trước khi điều trị thì bệnh nhân sẽ được chẩn đoán tiền sản giật thông qua các phương pháp như: Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng đông máu có bình thường hay không; xét nghiệm creatinin để đánh giá chức năng thận, nồng độ creatinin trong máu cao có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật; xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra sự có mặt của protein niệu.
Phương pháp điều trị bệnh sản giật
Sinh con là cách duy nhất để điều trị và giảm thiểu biến chứng của tiền sản giật và sản giật. Bệnh nhân có thể được sinh sớm từ tuần mang thai thứ 32 đến 36 nếu các triệu chứng đe dọa tính mạng hoặc nếu dùng thuốc điều trị không hiệu quả;
Dùng thuốc điều trị: bệnh nhân có thể được kê đơn các loại thuốc chống co giật hoặc hạ huyết áp;
Chăm sóc bệnh nhân tại nhà: bệnh nhân dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, nghỉ ngơi và theo dõi bất kỳ thay đổi của cơ thể để kiểm soát tiền sản giật và sản giật.
Chế độ ăn uống sinh hoạt để phòng tránh nguy cơ tiền sản giật và sản giật
Nếu bạn có các dấu hiệu của tiền sản giật sớm trong thai kỳ, bạn nên ngừng làm việc, giảm mức độ hoạt động và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn nhạt, khám thai định kì 1 tuần 1 lần. Theo dõi tình trạng của bạn hàng ngày, thông qua các chỉ số: huyết áp, kiểm tra nước tiểu, kiểm tra cân nặng, theo dõi cử động thai hoặc số lần bé đá.
Các bà mẹ được chẩn đoán tiền sản giật nặng phải bắt buộc nhập viện, theo dõi huyết áp 2 lần/ngày, cân nặng và protein niệu, xét nghiệm công thức máu, chức năng đông máu toàn bộ, đánh giá chức năng gan thận, tình trạng trưởng thành phổi thai nhi…
Phòng ngừa tiền sản giật – sản giật các bà mẹ mang thai nên đi khám thai định kỳ (ít nhất 3 tháng/ lần). Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, vitamin D hợp lý có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, nên ăn nhạt tốt cho tim mạch và giúp hạn chế triệu chứng phù khi mang thai, nên giữ ấm khi thời tiết lạnh, ẩm ướt và được nghỉ ngơi, chăm sóc tích cực trong thời kỳ hậu sản.
Nguồn ytevietnam.edu.vn