Chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra 3 giai đoạn vàng mà cơ thể trẻ tăng trưởng chiều cao nhanh nhất đó là: thời kỳ bào thai; từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn dậy thì.
- Cách phòng các bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột
- Hormone kiểm soát hoạt động trong cơ thể như thế nào?
- Vitamin Tổng Hợp Thay Thế Được Bữa Ăn Hàng Ngày?
3 giai đoạn vàng tăng trưởng chiều cao của trẻ mà ai cũng phải biết
Vì thế, các bậc cha mẹ nên nắm bắt những thời điểm quý giá này để giúp con cải thiện và phát triển chiều cao một cách vượt trội nhất có thể.
3 giai đoạn “vàng” tăng trưởng chiều cao của trẻ
Trên trang mẹ và bé đưa tin: Giai đoạn bào thai: Nếu trong suốt thai kỳ mẹ bầu luôn được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tốt, tăng từ 10-20 kg thì chiều cao trung bình của bé khi ra đời sẽ khoảng 50cm.
Giai đoạn sơ sinh – 3 tuổi: Trong năm đầu tiên bé sẽ tăng 25cm, 2 năm tiếp bé sẽ tăng lên 10cm mỗi năm trong điều kiện dinh dưỡng tốt. Đây là giai đoạn quan trọng quyết định khả năng tăng trưởng chiều cao của trẻ.
Giai đoạn dậy thì: trong 1- 2 năm bất kỳ của độ tuổi này, chiều cao của bé tăng nhanh từ 8 – 12 cm, sau đó chiều cao sẽ tăng nhưng không đáng kể. Tổng chiều cao tăng lên của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Cha mẹ cần tác động như thế nào đến các yếu tố này để con phát triển chiều cao một cách tốt nhất?
Yếu tố dinh dưỡng
Đây là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất không chỉ đến sự phát triển chiều cao mà còn tới thể chất, trí tuệ của trẻ. Ngoài việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, ngay từ khi mang bầu, các mẹ còn phải chú trọng việc bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, đặc biệt là Canxi giúp thai nhi phát triển tốt.
Trong 6 tháng đầu sau khi sinh, nếu có thể mẹ nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn vì nhiều nghiên cứu đã nhận định rằng sữa mẹ có khả năng giúp bé tăng chiều cao tốt hơn sữa công thức.
Thời kỳ ăn dặm và sau đó, trẻ cần được bổ sung đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại thực phẩm.
Đặc biệt trong độ tuổi dậy thì là giai đoạn trẻ bắt đầu phát triển chiều cao vượt trội nhất. Lúc này con cần được bổ sung đủ các khoáng chất thiết yếu như: Canxi, Kẽm,chondroitin, DHA… Quan trọng hơn cả là Vitamin D giúp hấp thu và chuyển hóa các khoáng chất vào tận xương, giúp xương luôn chắc khỏe và dẻo dai.
Trẻ từ độ tuổi dậy thì nên duy trì cân nặng phù hợp, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn nhanh và đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ và đường. Phân bố thời gian học và nghỉ ngơi cho trẻ hợp lý, tránh để trẻ bị stress, ăn vô thức, dễ làm trẻ dư cân và tích trữ mỡ.
Yếu tố thể lực
Sự vận động cơ bắp sẽ kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững chắc hơn và phát triển tốt hơn.
Để tận dụng thời cơ đặc biệt trong những giai đoạn quan trọng trên, cha mẹ cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Đối với bé từ 3 tháng – 2 tuổi: Nên bế bồng bé ít hơn khi bé có thể phát triển kĩ năng bò trườn đi lại, dẫn bé đi công viên, chơi một số trò chơi vận động ngoài trời.
Đối với bé 3 – 4 tuổi: Chơi cùng bé các trò chơi vận động kích thích phát triển não bộ và chiều cao.
Đối với bé từ 4-5 tuổi: Các chuyên gia khuyên nên cho trẻ học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút.
Yếu tố giấc ngủ
Ngủ ngon, ngủ sâu giúp cơ thể tiết hormone tăng trưởng đồng thời tăng hấp thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa tuổi
Nguồn ytevietnam.edu.vn