Hầu hết mọi người khi bị chó cắn đều lúng túng trong việc xử lý dẫn đến hậu quả đáng tiếc, để hạn chế những nguy cơ có thể xảy ra, các chuyên gia hướng dẫn cách sơ cứu khi bị chó cắn như sau.
- Triệu chứng của bệnh dại và hướng điều trị như thế nào?
- Một phụ nữ bị chó cắn và chết vì bệnh dại
- Điểm mặt những nguyên nhân gây bệnh dại cực kỳ nguy hiểm
Bác sĩ hướng dẫn các bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn
Theo tin tức Y học trên thế giới, trung bình cứ 10 phút có một người chết do dại, không chỉ cắn mới dại, chó mèo liếm cũng có thể mắc dại. Bệnh dại vốn rất nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng của nạn nhân. Thực tế cho thấy hầu hết mọi người đều lúng túng trong việc xử lý khi bị chó cắn dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Các bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn.
Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc sơ cứu khi bị chó cắn là rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ có thể xảy ra. Dưới đây là các bước sơ cứu tại chỗ khi bị chó cắn:
Làm sạch vết thương: Việc quan trọng cần làm trước tiên khi bị chó cắn là làm sạch vết thương, bạn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy để loại bỏ tất cả mầm bệnh. Dùng bông và nước sạch để rửa vết thương.
Sát trùng vết thương: Bạn có thể dùng những thuốc sát trùng như cồn hoặc nước ô xi già để làm sạch vết thương do chó cắn. Thuốc sát trùng sẽ loại bỏ vi khuẩn có hại ở mức độ nhất định.
Sát trùng vết thương
Tiêm phòng dại: Các bác sĩ tư vấn cho biết, những vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vắc- xin phòng dại kịp thời.
Trong trường hợp nạn nhân bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… cũng cần nhanh chóng đưa người bệnh đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa người bị chó cắn đi tiêm vắc xin phòng dại. Còn nếu sau 15 ngày bị chó cắn, chó vẫn khỏe mạnh bình thường, không cần phải đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại nữa.
Nhiều người cho rằng chó nhà cắn không bị dại, cắn không chảy máu không bị dại là hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy nhiều bệnh nhân chỉ bị chó mèo cào, liếm láp vào vết thương hở cũng bị dại.
Việc nhờ thầy lang kiểm tra là vô cùng sai lầm. Chính vì vậy, an toàn nhất là đến kiểm tra tiêm phòng tại Trung tâm Y tế dự phòng hoặc trạm y tế địa phương.
Ytevietnam.edu.vn tổng hợp.