Triệu chứng của bệnh dại và hướng điều trị như thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh dại là bệnh do virus dại rabies virus gây ra có thể dẫn đến tử vong, vậy triệu chứng của bệnh dại và hướng điều trị như thế nào?

Triệu chứng của bệnh dại và hướng điều trị như thế nào?

Triệu chứng của bệnh dại và hướng điều trị như thế nào?

Chào bác sĩ, tôi có một người bạn không may bị chó cắn đươc khoảng 6 ngày thì chó tự chết, tuy nhiên, sau khi bạn đó bị cắn đã tiến hành đi tiêm phòng bệnh dại. Nhưng hiện tại bạn tôi đang rất hoang mang không biết mình có bị lây dại của chó không?

Trả lời: Chó được xem là một loại động vật khá gần gũi và quen thuộc trong đời sống của chúng ta, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng bị chó cắn nếu như trêu chọc chúng, hoặc một hoạt động nào đó mà chúng có thể cắn lại bạn. Sau khi bị chó cắn, bạn nên kiểm tra vết cắn tách vết cắn ra khỏi quần áo, rửa vết cắn, băng bó vết cắn, theo dõi tình hình chó. Nếu cho chết thì phải tiến hành đi tiêm phòng dại, tiêm phòng uốn ván ngay.

Với trường hợp bạn của bạn, chó sau khi cắn đã tự nhiên chết, vì vậy nguy cơ chó có khả năng bị bệnh dại là rất cao, tuy nhiên bạn đó đã tiến hành đi tiêm phòng dại ngay sau đó thì khả năng chống lại virus dại là khá cao. Tuy nhiên, cần phải có biện pháp cũng như hình thức theo dõi người bệnh để có phương pháp điều trị, xử lý kịp thời. Dưới đây là một số nội dung liên quan đến nhận biết dấu hiệu của bệnh dại:

Theo Tin tức Y học, bệnh dại là bệnh do virus dại rabies virus gây ra. Đây là một loại bệnh có tính chất truyền nhiễm virus cấp tính của hệ thần kinh trung ương do đó có thể dẫn đến tình trạng người mắc bệnh sẽ bị tử vong. Bệnh dại có thể gặp ở các loại động vật có vú, Virus dại chủ yếu được lây truyền từ nước bọt của các loại động vật có virus dại sang người. Đa số bệnh dại mà người mắc phải là do chó cắn, người mắc bệnh dại mà cắn người khác có thể làm cho người bị cắn bị bệnh dại theo.

Triệu chứng của bệnh dại:

Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, sau khi đi vào cơ thể, virus dại thâm nhập vào cơ thể của người sau đó nhân lên và đi đến hệ thần kinh trung ương. Sau đó di chuyển theo các dây thần kinh đi đến tủy sống, não và phá hủy mô thần kinh, gây nên bệnh động kinh ở người nhiễm.

Triệu chứng của bệnh dại sẽ thường xuất hiện trong khoảng thời gian 1-3 tháng sau khi cơ thể bị nhiễm virus.

Bệnh chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn đầu: 1-4 ngày, với một số triệu chứng điển hình như: sốt, đau đầu, có cảm giác như kiến bò chỗ bị cắn, ngứa,….

+ Giai đoạn 2: thời kỳ toàn phát, khi bệnh tiến triển hơn có những triệu chứng: buồn nôn, chóng mặt, lo âu, mất ngủ, lú lẫn, hoang tưởng, khó nuốt, co giật, liệt nhẹ hoặc liệt từng phần, … và một triệu chứng khá đặc trưng đó là sợ nước. Dấu hiệu có thể xảy đến tùy theo vị trí vết cắn, vết cắn càng gần đầu thì tỷ lệ biểu hiện bệnh càng nhanh nếu nhưng có virus.

Khi có những dấu hiệu tại giai đoạn 2, thì người bệnh thường tử vong vài ngày sau khi bị lên cơn dại, đặc biệt là rất sợ nước, chỉ cần nhìn thấy nước đã có thể làm cho người bệnh co thắt ở cổ họng.

Một số triệu chứng của bệnh dại

Triệu chứng ban đầu của bệnh dại như sốt, đau đầu…

Biện pháp điều trị bệnh dại

– Theo các bác sĩ tư vấn, để điều trị, người bị cắn sau khi tiếp xúc với động vật nghi dại gồm tiêm 1 liều huyết thanh kháng dại và 5 liều vacxin phòng dại trong thời gian 28 ngày. Sử dụng Huyết thanh kháng dại và liều vaccin đầu tiên cần được tiêm càng sớm càng tốt sau khi có tiếp xúc. Huyết thanh kháng dại sẽ được cán bộ y tế tiêm vào vùng quanh vết cắn và vaccin được tiêm vào bắp tay.

Những điều tuyệt đối không nên làm và lưu ý

Khi rửa vết cắn không làm dập, nát thêm vết thương hoặc tổn thương rộng hơn; bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích để bôi vào vết thương như ớt bột, nước ép, axit hoặc kiềm; không băng bó và đắp thuốc kín hết vết thương; đặc biệt, không tự ý dùng thuốc nam để điều trị vết thương; lưu ý bạn càng không nên giết mổ đối với động vật bị dại hoặc nghi dại để kịp thời theo dõi.

Hồng Mơ – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới