Khi mang thai sức khỏe người phụ nữ bị ảnh hưởng, thời gian này phụ nữ cần được chăm sóc và cung cấp đầy đủ thông tin để có một thai kỳ khỏe mạnh.
- Những lưu ý khi sử dụng điều hòa trong nhà có người già, trẻ nhỏ
- Tháng cuối thai kỳ mẹ cần lưu ý những gì?
- Bí quyết lấy lại vóc dáng thon gọn cho mẹ sau sinh
Những điều cần lưu ý khi mang thai
Những điều cần lưu ý khi mang thai
- Vệ sinh khi có thai
Vấn đề vệ sinh khi mang thai là một vấn đề quan trọng bởi trong thai kỳ người phụ nữ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn do sức đề kháng suy giảm.
Vệ sinh thân thể: Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, ngoài vấn đề vệ sinh thông thường hàng ngày thai phụ cần tắm rửa bằng nước sạch như nước máy, nước giếng khơi, không tắm nước ao hồ vì dễ gây nhiễm khuẩn. Khi tắm không ngâm mình trong nước, mùa đông cần tắm nước ấm, nơi kín gió, tắm nhanh.
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài: cần giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài vì đây là nơi vi khuẩn dễ xâm nhập vào âm đạo, tử cung trong khi có thai cũng như khi đẻ. Khi có thai âm đạo tăng tiết dịch, chất dịch này là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nên hàng ngày thai phụ phải rửa âm hộ, tầng sinh môn một lần bằng xà phòng và nước chín, rửa sau mỗi lần đại tiểu tiện và trước khi đi ngủ. Không được ngồi vào chậu nước để rửa mà rửa dưới vòi nước chảy hoặc dùng ấm nhôm có vòi hay dùng ca múc nước để rửa.
Vệ sinh vú: Khi có thai tuyến sữa phát triển mạnh để tiết sữa sau đẻ, do đó không nên mặc áo nịt chặt mà nên dùng áo mềm, mỏng và rộng. Nếu vú có tổn thương như nứt, ngứa phải điều trị khỏi. Thường xuyên phải rửa sạch đầu vú và lau ở núm vú.
Vệ sinh răng miệng: Giữ răng miệng sạch, đánh răng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Nếu thai phụ bị sâu răng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn sau đẻ.
Lao động nhẹ nhàng cả về tay chân và trí óc
- Chế độ làm việc nghỉ ngơi khi có thai
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, khi mang thai cơ thể người phụ nữ dễ mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn so với lúc bình thường. Vì vậy, thai phụ cần xây dựng cho mình thời gian biểu hợp lý để có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn.
Lao động nhẹ nhàng cả về tay chân và trí óc. Không nên làm việc quá nặng hoặc ở những nơi ẩm thấp, nhiều bụi, nhiều tiếng ồn. Không tiếp xúc với chất độc hại.
Không đi xe đạp, xe máy với vận tốc quá nhanh hoặc đường xóc. Không nên thức khuya, lo nghĩ buồn phiền. Tránh làm việc ở tư thế phải cúi nhiều hoặc đứng lâu.
Hạn chế giao hợp trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối vì dễ gây sảy thai, đẻ non. Nên nghỉ làm việc trước đẻ 1 tháng để đảm bảo chuyển dạ không gặp trở ngại.
Trang phụ: mặc quần áo bằng vải mềm, rộng rãi, sạch, mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Không nên đi guốc cao gót vì dễ ngã gây sảy thai hoặc đẻ non.
- Chế độ ăn uống khi mang thai
Khi có thai người phụ nữ tăng cân từ 8 – 12kg hoặc hơn nữa nếu dinh dưỡng tốt, theo dõi và chăm sóc tốt. Nếu tăng cân quá nhiều hoặc nhanh quá có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai.
Protid: Theo các chuyên gia dinh dưỡng nên ăn đạm với tỷ lệ một nửa là đạm động vật, một nửa là đạm thực vật. Đạm động vật có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa. Đạm thực vật có nhiều trong các loại đậu. Thiếu protid sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể mẹ, thai kém phát triển, đẻ non.
Lipid: Lipid có vai trò quan trọng để hoà tan vitamin A, D, E, K. Thiếu lipid sẽ dẫn đến thiếu các loại vitamin A, D, E, K. Thừa lipid sẽ gây béo bệu. Nên ăn với tỷ lệ 3/5 lipid động vật và 2/5 lipid thực vật.
Glucid có nhiều trong gạo, ngô, khoai, sắn, đường, mật, mía, củ cải… Thừa glucid sẽ gây béo, thiếu glucid sẽ gây mệt mỏi do hạ đường huyết
- Các chất vô cơ
Canxi: Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, thiếu canxi sẽ gây kích thích thần kinh làm co giật (chuột rút), thai chậm lớn và kém phát triển. Canxi và phospho có nhiều trong trứng, đậu, tôm, cua…Magie sulfat và sắt: rất cần cho thai, tuy số lượng ít. Nếu thiếu magie sulfat sẽ gây co giật, thiếu sắt gây thiếu máu nhược sắc.
Dùng thuốc: bất cứ thuốc gì dùng khi có thai nghén đều phải xin ý kiến thầy thuốc. Nên hạn chế sử dụng thuốc tối đa nếu không cần thiết kể cả thuốc bổ.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn