Co giật do sốt cao là tình trạng rối loạn thần kinh ở trẻ chiếm khoảng 3-5%. Đây không phải bệnh lý mà chỉ là triệu chứng của một số bệnh lý hệ thần kinh. Vậy thực sự co giật là gì và chăm sóc ra sao?
- Bác sĩ cảnh báo rủi ro khi phẫu thuật laser chữa cận thị, loạn thị cao
- Những bệnh ung thư nguy hiểm nhưng không có dấu hiệu cảnh báo sớm
- Bác sĩ tư vấn cách xử lý khi có dị vật bay vào mắt
Tìm hiểu hội chứng sốt cao co giật
Bác sĩ chuyên khoa Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, co giật là rối loạn chức năng não, biểu hiện giảm hoặc mất cảm giác, tri giác, vận động, rối loạn hành vi và hệ thần kinh tự chủ. Động kinh được định nghĩa như sự co giật tái đi tái lại không liên quan đến tình trạng sốt hay có tổn thương não cấp tính.
Cơ chế gây co giật
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, cơ chế gây co giật chính xác chưa được biết rõ nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng những yếu tố sinh lý góp vai trò to lớn vào việc hình thành cơn co giật. Cơn co giật bắt đầu khi có một nhóm nơ ron thần kinh có khả năng phóng điện độ ngột và một hệ thống ức chế GABA.
Các chuyên gia khẳng định rằng co giật có thể xuất phát từ các vùng nơ ron chết bởi các vùng này của não ta sự thuận lợi cho phát triển nhiều synap giúp tăng kích thích mà chính nó là nguyên nhân gây co giật ở người bệnh. Người ta cũng nhận ra rằng có đến 20% nguyên nhân gây co giật có thể di truyền bởi đó là do sự bất thường của nhiễm sắc thể gây ra.
Nguyên nhân gây ra tình trạng co giật
Dược sĩ Đại học phân tích, những nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng co giật là do thiếu oxy não do ngạt, viêm phổi. Những bệnh lý xuất huyết não – màng não thường gây ra cơn co giật ở những trẻ sinh đẻ can thiệp (sử dụng giác hút hay forcep khi sinh) hoặc những tình trạng chuyển dạ kéo dài gây nên thiếu oxy ở trẻ, các trường hợp giảm prothrombin do thiếu vitamin K.
Bên cạnh đó những bệnh lý rối loạn nhiễm sắc thể hay tình trạng tăng, hạ đường huyết trong các bệnh rối loạn chuyển hóa cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng co giật. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tình trạng tăng huyết áp đột ngột gặp trong bệnh lý viêm cầu thận cấp, hẹp động mạch thận hay bệnh lý u tủy thượng thận, những tình trạng ngộ độc thuốc, ngộ độc kháng sinh hay những tình trạng người bệnh sốt cao do nhiễm trùng hay những bệnh động kinh cũng là những nguyên nhân thường gặp.
Co giật do sốt chia làm hai nhóm là co giật đơn giản và co giật phức tạp.
Thể lâm sàng sốt cao co giật
Bác sĩ chuyên khoa Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bệnh cảnh xảy ra do sốt là nguyên nhân chính, tình trạng này thường gặp ở trẻ. Co giật do sốt chia làm hai nhóm là co giật đơn giản và co giật phức tạp. Tình trạng sốt cao co giật đơn giản xảy ra ở những trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi, khi tình trạng sốt cao trên 39 độ thì có thể gây ra co giật, tuy nhiên nếu trẻ đã có tiền sử co giật thì khi trẻ sốt 38 độ đã có nguy cơ co giật.
Co giật kéo dài dưới 10 phút và giật kèm gồng toàn thân. Sau co giật không yếu liệt toàn thân và trẻ cũng không phát hiện tiền căn bệnh thần kinh, không có dấu hiệu thần kinh khu trú. Tình trạng sốt co giật đơn giản không cần điều trị phòng ngừa cho trẻ bởi không có hệ lụy biến chứng thần kinh về sau.
Sốt cao co giật phức tạp thường xảy ra ở những trẻ dưới 1 tuổi và nhiệt độ sốt dưới 39 độ trẻ đã có thể xảy ra tình trạng co giật. Thời gian co giật dưới 15 phút và sau co giật trẻ có tình trạng yếu liệt và có bất thường khi khám lâm sàng hệ thần kinh.
Xử trí khi trẻ co giật do sốt cao
Khi trẻ lên cơn sốt bố mẹ cần đặt trẻ ở tư thế dễ chịu, thoải mái để đường hô hấp thông thoáng và tránh những tư thế hay cử động bất thường từ trẻ. Cởi bỏ quần áo và đặt nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Theo dõi thân nhiệt ở nách hoặc hậu môn, chườm ấm trên cổ nách bẹn, thường xuyên thay đổi khăn lau đẻ nhanh hạ nhiệt cho con. Khi trẻ sốt cao sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol 10-15mg/kg cân nặng/lần, sau 4-6h có thể cho uống lặp lại. Tích cực cho trẻ uống nhiều nước, ORS, trẻ sơ sinh tăng cường cho bú mẹ.
Sốt cao co giật là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, do vậy bố mẹ cần nắm rõ những chú ý khi chăm sóc trẻ để tránh những nguy hiểm về sức khỏe cho con.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn