Đau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ cứng ở vùng cổ và vai, gây ra cảm giác đau nhức và hạn chế khả năng vận động khi xoay cổ hoặc nghiêng đầu. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau cổ vai gáy như thế nào?

Cây lá đắng thần dược chữa bệnh đau vai gáy an toàn cho sức khỏeĐau cổ vai gáy: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy phổ biến

Chuyên gia y tết tại các trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Triệu chứng đau mỏi cổ vai gáy thường mang tính cơ học và bao gồm:

  1. Cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nhẹ, có thể tập trung ở một điểm giữa cổ và vai hoặc lan rộng hơn trên vai và/hoặc cổ.
  2. Cơn đau nhói có thể xuất hiện rồi biến mất, có thể lan xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay.
  3. Cảm giác cứng vùng cổ vai gáy.
  4. Hạn chế phạm vi chuyển động ở cổ và vai, giảm khả năng quay đầu hoặc nhấc cánh tay.
  5. Đau ở cổ hoặc vai tăng lên khi áp dụng áp lực.
  6. Cảm giác ngứa râm, tê lan dần xuống vai, cánh tay và/hoặc bàn tay (đau mỏi vai gáy tê bì chân tay).

Nguyên nhân đau mỏi cổ vai gáy

Dược sĩ Cao đẳng Dược TP.HCM cho biết, tình trạng đau mỏi cổ vai gáy xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, trong đó có:

  1. Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi vòng xơ đĩa đệm cổ bị rách, lớp nhân nhầy bên trong có thể rò rỉ ra ngoài, gây viêm rễ thần kinh. Nếu một đĩa đệm ở cột sống cổ dưới thoát vị, có thể xuất hiện đau ở vùng xương bả vai và cổ.
  2. Thoái hóa đốt sống cổ: Khi cột sống cổ bị thoái hóa theo tuổi tác, lỗ liên hợp đốt sống có thể thu nhỏ, gây đau từ cổ xuống vai.
  3. Căng cơ: Các cơ liên kết trên vùng cổ vai gáy khi bị kéo căng sẽ gây ra cảm giác cứng và đau đớn, có thể lan ra khu vực lân cận.
  4. Viêm dây thần kinh cánh tay: Dây thần kinh cánh tay xuất phát từ vùng cổ dưới, đi qua vai và vùng lưng trên. Khi tình trạng viêm xảy ra, người bệnh thường trải qua cảm giác đau nhói nhu điện giật. Mặc dù cơn đau do viêm này thường chỉ xuất hiện ở vai hoặc cánh tay một bên cơ thể, nhưng cũng có thể lan đến cổ. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm thường gồm ngứa ran, tê, yếu vai, cánh tay, bàn tay…
  5. Sai tư thế: Duy trì các tư thế sai trong một thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ, gân ở vùng cổ vai gáy, chẳng hạn như:
  • Ngủ trên gối quá cao hoặc chồng quá nhiều gối có thể gây tình trạng đau cổ khi thức dậy.
  • Ngồi trước máy tính hoặc điện thoại ở tư thế căng cổ về phía trước hoặc nghiêng lên.
  • Đột ngột giật cổ khi tập thể dục.
  1. Chấn thương mô mềm: Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể xuất phát từ chấn thương mô mềm, bao gồm tổn thương liên quan đến cơ, gân, và dây chằng. Một số triệu chứng điển hình có thể bao gồm:
  • Cảm giác cứng vùng cổ vai gáy.
  • Đau đầu.
  • Co thắt cơ bắp.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu 

Điều trị đau cổ vai gáy

Điều trị đau cổ vai gáy thuộc bệnh lý chuyên khoa cơ xương khớp thường phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:

  1. Thuốc:
    • Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc như Ibuprofen, Naproxen có thể giảm viêm nhanh chóng.
    • Thuốc giảm đau: Acetaminophen là một lựa chọn khác giúp giảm đau.
    • Thuốc giãn cơ: Được sử dụng để giảm căng thẳng cơ và tăng sự linh hoạt.
    • Thuốc chống trầm cảm: Có thể được kê đối với những trường hợp liên quan đến tình trạng tâm lý.
  2. Chườm nóng và chườm lạnh:
    • Chườm nóng có thể giúp giãn cơ và giảm cảm giác đau.
    • Chườm lạnh có thể giảm sưng và giảm đau.
  3. Tiêm corticosteroid:
    • Được sử dụng khi cần giảm viêm nhanh chóng trong trường hợp viêm nặng.
  4. Vật lý trị liệu:
    • Các bài tập vật lý do chuyên gia chỉ đạo có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ và linh hoạt.
    • Các kỹ thuật vật lý trị liệu như mát-xa và điện trị liệu có thể giúp giảm đau và cải thiện sự linh hoạt.
  5. Phẫu thuật:
    • Thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng, đặc biệt là khi có liên quan đến rễ thần kinh hoặc tủy sống.

Ngoài ra, các biện pháp tự chăm sóc như tư duy đúng tư thế, thay đổi lối sống, và thực hiện các bài tập cải thiện sức khỏe cơ bản cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn chặn sự tái phát của tình trạng đau cổ vai gáy.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn từ vinmec

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới