Trẻ sơ sinh đến 18 tháng tuổi thường bị viêm tai giữa. Bởi vậy trong thời kỳ này các bẹ cần hết sức cẩn trọng, hiểu rõ nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh để kịp thời phòng và điều trị cho trẻ tránh những hậu quả nặng nề gây ra của bệnh.
- Những căn bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con
- Tác hại khôn lường của hút thuốc lá thụ động đến trẻ
- Cách dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ cho đúng
Cơ chế gây viêm tai giữa ở trẻ
Viêm tai giữa ở trẻ có thể do phần ống thông của tai giữa và mụi bị sưng, nghẹt. Ống thông này có tác dụng làm áp suất phía trong tai và ngoài cân bằng nhau.
Ở trẻ, ống tai thường ngắn và hẹp khiến cho nước nhầy tiết ra dễ bị giữ lại ở tai giữa và sưng, nghẹt do cảm cúm, viên họng, viêm phế quản…
Bên cạnh đó cục “thịt dư” ngay phía trên họng, sau mũi (có tác dụng sản xuất bạch huyết cầu chống nhiễm trùng), khi bị viêm nhiễm sẽ sưng to lên làm nghẽn ống thông tai là nguyên nhân viêm tai giữa ở trẻ.
Những yếu tố khiến trẻ mắc bệnh
Theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh đến trẻ 18 tháng rất dễ bị viêm tai giữa bởi lúc này hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu, đường ông nối giữa mũi và màng tai ngắn, mà trẻ lại thường xuyên bị chảy mũi nên dễ bị mắc bệnh này.
Nhà trẻ là nơi dễ khiến các bé bị nhiễm trùng hơn ở nhà. Bởi khi trẻ bị cảm cúm thường không được chăm sóc cẩn thận dễ khiến dịch ứ đọng trong tai giữa gây viêm nhiễm.
Không khí thở không trong lành cũng là nguyên nhân viêm gây tai giữa ở trẻ. Nhất là những nơi có khói thuốc lá hoặc không khí ôi nhiễm.
Một yếu tố khiến trẻ bị viêm tai giữa đó là tiền sử gia đình, nếu ở gia đình của trẻ có người dễ bị nhiễm trùng tai cũng khiến cho trẻ dễ bị bệnh này hơn.
Cách nằm bú không dúng cũng làm cho trẻ có thể bị viêm tai giữa. Vì vậy khi trẻ bú các mẹ cần cho bé được đỡ cao đầu.
Vào mùa thu đông, thời tiết thường thay đổi, không khí ẩm ướt khiến trẻ dễ bị cảm cúm và viêm tai giữa. Chính vì vậy mẹ và bé cần có những phương pháp bảo vệ cơ thể cẩn trọng để phòng tránh bệnh.
Dấu hiệu của viêm tai giữa
Trong tai của trẻ có dịch ứ đọng nhiều, thúc lên màng nhĩ làm trẻ bị đau tai. Với người lớn có thể nói, nhưng với trẻ khi đau thường lấy tay giật tai hoặc quấy khóc và khó chịu. Đây là dấu hiệu viêm tai giữa ở trẻ rất dễ nhận biết.
Khi nằm nhay hay bú gây ra những cơn đau tai ở trẻ do sự thay đổi của áp suất trong tai giữa. Do vậy trẻ ăn ít hơn, khó ngủ.
Nếu dịch tích tụ nhiều và lâu có thể gây thủng màng nhĩ, rò rỉ dịch trong tai. Khi ấy áp suất dưới màng nhĩ giảm làm trẻ bớt đau hơn.
Bện cạnh đó khi chất dịch ứ đọng trong tai gây cản trở đường truyền âm thanh, khiến trẻ khó nghe tạm thời và không có phản ứng với âm thanh yếu.
Trẻ sẽ bật ty hoặc radio to hơn, nói to hơn. Nếu trẻ đi học sẽ mất tập trung.
Bên cạnh đó trẻ có thể bị sốt, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt. Bệnh có thể kèm theo ho, sổ mũi nghẹt mũi vì liên quan đến đường hô hấp trên.
Khi trẻ có các có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần đưa ngay con đi khám bác sĩ để kịp thời điều trị, tránh để lại những hậu quả nghiêm trọng cho bé.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn