Trong suốt thai kỳ của mình, các bà mẹ phải rất cẩn thận để không nhiễm bệnh, bởi quá trình mẹ mắc bệnh có thể sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bé trong tương lai.
- Rụng tóc sau sinh các mẹ nên làm gì để khắc phục
- 7 loại thực phẩm đại kỵ với mẹ bầu
- Trẻ bụ bẫm vẫn có thể suy dinh dưỡng – lí do tại sao?
Thế nào là bệnh lây từ mẹ sang con?
Những bệnh lây truyền từ mẹ sang con từ khi bé còn trong bụng mẹ, như một sự di truyền và thường gây nên những triệu chứng nặng nề như thiếu hụt ngũ quan, tay chân hay các bộ phận của cơ thể không hoạt động tốt.
Sự lây nhiễm này giữa mẹ và bé thường là do nhiễm khuẩn của các vi khuẩn có hại, tác động đến hệ miễn dịch, đi vào đường máu gây bệnh cho mẹ và lây truyền sang cho bé với độ nguy hiểm cao hơn.
Lây truyền bệnh thường có thể diễn ra trong khi mang thai, trong khi sinh hoặc sau khi sinh. Vì vậy, để hạn chế những căn bệnh lây từ mẹ sang con, khi chuẩn bị sinh con bạn có thể kiểm tra tổng quát cơ thể và kiểm soát tốt sức khỏe trong quá trình mang thai để không bị lây nhiễm những bệnh trạng này.
Những căn bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con
Bệnh thủy đậu: Nếu mắc bệnh này trong thai kỳ có thể gây nên nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, nếu khu vực bạn xảy ra nguồn bệnh hay có người quen thì bạn nên tìm đến các cơ quan y tế để được tư vấn và tầm soát xét nghiệm máu cần thiết, nhằm có biện pháp kịp thời cho cả bạn và bé.
Nhiễm khuẩn trong thai kỳ: đây có thể là một trong những triệu chứng do 1 nhóm virus Hepes gây ra, bệnh trạng này có thể khiến thai nhi mất thính lực khi sinh ra, suy giảm thị lực, mù lòa hoặc bị bệnh động kinh. Với căn bệnh này, có thể bạn không bị trước đó nhưng có thể nhiễm trong thai kỳ. Bởi vậy bạn có thể ngăn chặn nhiễm khuẩn bằng việc rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước nóng, không hôn lên mặt trẻ, không chia sẻ đồ ăn của mẹ cho bé.
Nhiễm trùng lây qua động vật: Các loại động vật nuôi trong nhà như chó, mèo, lợn có thể chứa các vi khuẩn như Toxoplasmis, Chlamydia Psitittaci, hoặc liên cầu khuẩn ở lợn. Khi tiếp xúc với lông chón, lông mèo hay những vi khuẩn bám trên những động vật này có thể gây nhiễm khuẩn và những vị khuẩn này xâm nhập vào cơ thể mẹ gây tổn hại đến bé như não, và các bộ phận khác.
Viêm gan B: Đây là một loại Virus lây nhiễm vào gan, người bệnh sẽ không có dấu hiệu của bệnh nhưng có thể lây truyền cho những người tiếp xúc và dùng chung đồ ăn của mình. Nếu mẹ bị nhiễm sẽ thường lây cho bé trong lúc sinh, nếu không xét nghiệm và tầm soát kịp thời sau 24h sau sinh để tiêm kháng thể miễn dịch thì bé có thể sẽ mắc gan bẩm sinh.
Viêm gan C: Đây là bệnh lây qua việc tiếp xúc trực tiếp với máu người bị nhiễm, tuy nguy cơ lây lan thấp hơn Viêm gan B nhưng nếu có thể bạn cũng nên xét nghiệm máu trong quá trình mang thai để có biện pháp sớm nhất điều trị cho bé khi vừa chào đời.
Herpes trong thai kỳ: bệnh có thể gây nhiễm cho trẻ sơ sinh và quá trình sinh thường của mẹ. Bởi vậy, mẹ nếu bị nhiễm bệnh này thường được khuyến cáo sinh mổ. Bé bị lây nhiễm sẽ có thể ảnh hưởng đến gan, lá lách và não bộ, toàn thân có thể tàn phế hoặc chết.
HIV trong thời kỳ mang thai: Có nhiều trường hợp mẹ nhiễm HIV nhưng con không bị nhiễm, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, tuy nhiên bạn nếu có nghi ngờ thì nên tiến hành xét nghiệm máu và nhận sự tư vấn của bác sĩ để hạn chế thấp nhất hiện tượng này.
Parvo virus B19: đây là bệnh thường gặp ở trẻ em, nó gây nên những phát ban đỏ ở trên mặt, mặc dù 60% nữ giới miễn nhiễm với bệnh này, nhưng với độ lây truyền cao thì nó có thể gây lây lan cho bé và có hại cho trẻ.
Bệnh Rubella: bệnh này có thể gây ra những dị tật ở thai nhi và gây sảy thai ở phụ nữ mang thai. Bạn nên tiêm các loại vacin kháng bệnh trước khi mang thai và xét nghiệm máu nếu thấy nghi ngờ có bệnh.
Chlamydia thường không gây triệu chứng rõ rệt, nhưng khi lây truyền sang con thì có thể gây nên viêm phổi, các bệnh về mắt và viêm ống tai, đồng thời chậm phát triển hơn so với các trẻ khác. Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh sẽ trở thành mãn tĩnh và để lại sẹo ở giác mạc.
Đây là những căn bệnh có thể lây truyền từ mẹ sang con khi mang bầu, hay khi sinh và cho con bú. Tuy nhiên, khi đã lây truyền từ mẹ sang bé thì nguy cơ và biến chứng của bệnh gây nên cho cơ thể bé rất nặng nề. Vì vậy, các bà mẹ nên cẩn trọng với sức khỏe của mình và đứa trẻ trong tương lai.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn