Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai vừa thông báo tiếp nhận một bệnh nhân là bé sau khi khi sinh thường rất khỏe mạnh nhưng miệng tiết rất nhiều đàm sùi bọt li ti như bọt cua, vừa hút sạch lại có khiến bé nôn ói, khó thở.
- Siêu vi khuẩn kháng tất cả kháng sinh xuất hiện tại Việt Nam
- Cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ Barbara Bush mất 2 ngón chân vì Hội chứng tuổi già
- Vì sao phụ nữ thường hội chứng “trái tim tan vỡ” cao hơn nam giới?
Bé gái “sùi bọt cua” khi vừa chào đời
Bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân, Bác sĩ Vũ Công Tầm, Trưởng Khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết nguyên nhân dẫn đến bé gái “sùi bọt cua” do thực quản của người bệnh bị teo ở đoạn ngang đốt sống ngực 3, trong khi đoạn dưới thực quản lại rò vào khí quản. Để phát hiện được nguyên nhân gây bệnh trong khi bé sinh ra nình thường, khỏe mạnh, các bác sĩ phải nhờ đến kỹ thuật chụp hình thực quản. Bệnh được phát hiện khi gia đình không biết trẻ bị bệnh nên cho bú, khi sữa vào phổi, dịch dạ dày theo đường rò lên phổi gây khó thở cho bé. Khi phát hiện tình trạng bất thường của trẻ, gia đình đã đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để khám.
Tại đây, các bác sĩ đã hồi sức cho trẻ bằng việc kết hợp chữa viêm phổi sau đó phẫu thuật nối thực quản, cắt cột đường rò khí thực quản. Để có thể cung cấp dinh dưỡng, bé được ăn thông qua dạ dày 40ml sữa mẹ mỗi ngày và chất tiết đàm dãi cũng giảm.Theo bác sĩ Vũ Công Tầm, hiện tại sức khỏe của bé đã dần ổn định, ống dẫn lưu ngực đã khô và không cần dùng đến máy thở. Theo bác sĩ Tầm, trường hợp của bé gái trên là một trong những trường hợp ít gặp với những dị tật phức tạp nên phẫu thuật và hồi sức khó khăn khi tỷ lệ sống chỉ chiếm 22-97%. Theo thông tin y học mới nhất, tỷ lệ teo thực quản chiếm khoảng 1/4.500 trẻ và việc điều trị bệnh tùy thuộc vào cân nặng và dị tật tim mạch đi kèm nên các bà mẹ cần lưu ý những triệu chứng của trẻ. Đặc biệt các bác sĩ khuyên các cha mẹ khi teo thực quản nếu cho bé bú sẽ viêm phổi làm bệnh tăng nặng, vì vậy các mẹ nên đến tham khảo ý kiến của bác sĩ tư vấn để có cách giải quyết tốt nhất.
Sùi bọt cua trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Sùi bọt cua ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm?
Trẻ sơ sinh bị sùi bọt cua ở miệng là hiện tượng phổ biến thường gặp do bé nuốt nhiều khí trong khi bú sữa, hiện tượng này được gọi là nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nhưng trong một số trường hợp, các bác sĩ Lê Trọng Phương – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết sùi, bọt cua ở miệng có thể là triệu chứng của một vấn đề đáng lo nào đó. Thông thường những hiện tượng này được coi là những biểu hiện bình thường do trẻ nuốt phải nhiều khí trong quá trình bú sữa dẫn đến hiện tượng sủi bọt ở miệng khiến trẻ có thể nôn trớ sữa. Cũng theo bác sĩ Phương, triệu chứng này của trẻ sẽ biến mất sau 12-18 tháng mà không gây ra bất kì vấn đề nguy hiểm gì nhưng trong trường hợp trẻ nôn trớ thường xuyên sẽ khiến cân của bé tăng chậm, thậm chí thụt cân, cơ thể mệt mỏi và sức đề kháng của trẻ yếu nên các bậc cha mẹ cần quan tâm.
Sùi bọt cua ở trẻ sơ sinh sẽ thực sự nguy hiểm nếu các bậc cha mẹ không có những hiểu biết nhất định về hiện tượng này của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị trẻ bị bọt cua, những nữ hộ sinh từng theo học Trung cấp Hộ sinh tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết bạn nên đổi tư thế bú thích hợp nhất, lựa chọn núm vú ở bình sữa có lỗ vừa phải, cho bé ợ khi bú,…và nhiều phương pháp khác giúp bạn giảm hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
Sức khỏe của bé gái “sùi bọt cua” đang dần hồi phục nhưng đó cũng là lời cảnh tỉnh đến các bậc cha mẹ trong việc tìm hiểu những kiến thức cần thiết về những căn bệnh mà trẻ sơ sinh có thể gặp. Trẻ sơ sinh là những đối tượng nhạy cảm và bản thân những bậc cha mẹ chưa phán đoán được trẻ đang muốn gì, gặp vấn đề gì,…chính vì vậy khi có những dấu hiệu bất thường xảy ra, các cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện Nhi để các bác sĩ nhanh chóng khám để xử lý kịp thời.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn