Bác sĩ dạy cách chữa tai biến không cần thuốc

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo thống kê hiện nay, có khoảng 20% bệnh nhân bị tai biến mạch máu não tử vong trong vòng 1 tháng và 5-10% trong vòng 1 năm. Còn lại 20-30% có thể tự đi lại; 20-25% cần sự hỗ trợ của người khác và 15-25% bị liệt và phải phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Bác sĩ dạy cách chữa tai biến không cần thuốc.

Bác sĩ dạy cách chữa tai biến không cần thuốc.

Do đó việc hỗ trợ điều trị sau các cơn đột quỵ do tai biến mạch máu não bằng phương pháp vật lý trị liệu là cách đơn giản giúp bệnh nhân phục hồi chức năng vận động do di chứng của bệnh để lại. Dưới đây là một vài  bài tập vật lý trị liệu cho người bị tai biến mạch máu não được các Bác sĩ dùng trong các Bệnh viện để phục hồi chức năng cho người bệnh.

Sau đây Ths.Bs Nguyễn Thị Hương, Trưởng Khoa vật lý trị liệu (VLTL) và phục hồi chức năng bệnh viện ĐH Y Dược sẽ chỉ cho chúng ta các bài tập hiệu quả.

Điều trị VLTL đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não bằng các bài tập

Giai đoạn đầu:

Giúp bệnh nhân thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn những bộ phận như tay hoặc chân khi bị tê liệt như sau:

Cho bệnh nhân lăn nghiêng sang 2 bên: Cho bệnh nhân nằm ngửa, người hỗ trợ điều trị giúp bệnh nhân nâng chân, tay bên liệt lên, đưa ra phía trước rồi lăn người sang bên lành. Tập lăn nghiêng nhiều lần sang bên liệt và làm  ngược lại.

các bài tập điều trị cho người tai biến

Các bài tập điều trị cho người tai biến 

Bài tập vận động vai và tay cho bệnh nhân: Động tác cho bệnh nhân nằm ngửa, đan các ngón tay 2 bên vào nhau. Ngón cái bên liệt ở ngoài ngón cái bên lành. Duỗi thẳng 2 cẳng tay ra trước, đưa 2 tay lên phía đầu và xuống phía chân, càng xa càng tốt, tập nhiều lần và điều hòa nhịp thở.

Bài tập dồn trọng lượng lên chân liệt: Động tác cho bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi nghiêng và đổ. Bệnh nhân nâng chân lành lên khỏi mặt giường dồn trọng lượng lên chân bị liệt.

Bài tập làm cầu: Cho bệnh nhân nằm ngửa, 2 gối gập. Người nhà giúp giữ chân liệt cho khỏi nghiêng và  đổ. Nói bệnh nhân cố gắng tự nâng mông lên khỏi mặt giường. Giúp bệnh nhân giữ 2 bên hông ngang nhau rồi nâng chân lành lên trên giường để toàn bộ trọng lượng dồn lên chân liệt.

Các động tác chữa tai biến bằng VLTL

Các động tác chữa tai biến bằng VLTL 

Giai đoạn sau:

 Việc tập luyện được thực hiện ở nhiều tư thế khác nhau như: nằm, ngồi, quỳ ,đứng, vận động trên nệm, tập lăn, tập chuyển tư thế từ nằm sang quỳ chống tay, tập đứng lên nhẹ nhàng. Trong khi tập, bệnh nhân cần chú ý là luôn phối hợp và điều hòa nhịp thở. Ở giai đoạn này, bệnh nhân cần phải chú trọng thực hiện những bài tập chống tình trạng co cứng cơ.

Bài tập phòng ngừa co rút khớp vai: bệnh nhân nằm ngửa, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Duỗi thẳng 2 tay ra trước, đưa 2 tay lên quá đầu cho đến khi 2 tay chạm vào mặt giường rồi đưa tay xuống phía chân nhịp nhàng kết hợp nhịp thở.

Bài tập phòng ngừa khuỷu tay, cổ tay và ngón tay bị co rút:

Bài tập 1: Người nhà giúp bệnh nhân đứng cạnh bàn, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Xoay ngửa lòng bàn tay và áp lòng bàn tay xuống bàn. Duỗi thẳng 2 tay, ngả người về phía trước để dồn trọng lượng lên 2 tay cho tới khi khớp cổ tay duỗi tối đa. Lưu ý làm nhiều lần và không nên vội vàng.

 Bài tập 2: Lúc này bệnh nhân ngồi. Dùng tay lành làm duỗi các ngón tay bên liệt rồi đặt xuống mặt giường cạnh thân. Dùng tay lành giữ khớp khuỷu bên liệt duỗi thẳng, nghiêng người sang bên liệt để dồn trọng lượng lên tay liệt.

 Bài tập 3: hai bàn tay đan các ngón tay vào nhau . Đưa 2 bàn tay lên cằm, dùng lực của bàn tay làm duỗi tối đa cổ tay bên liệt. Có thể tựa vào má và cằm rồi giữ yên trong thời gian lâu.

Cách điều trị bằng vật lý trị liệu

Bài tập phòng ngừa tai biến đối với khuỷu chân

Phòng ngừa co cứng chân ở tư thế duỗi: bệnh nhân nằm ngửa ra, cài các ngón tay 2 bên vào nhau. Co 2 gối lại và vòng 2 tay qua 2 gối làm nhịp nhàng và chậm dãi kết hợp thở đều. Sau đó Kéo 2 gối về phía ngực và nâng đầu lên  và tiếp tục lặp đi lặp lại.

 Phòng ngừa co rút gân gót và gấp ngón chân: dùng một cuộn băng có thể co dãn được đặt dưới ngón chân bên liệt. Đứng lên, bước chân lành ra phía trước, phía sau. Bệnh nhân có thể vịn vào một chỗ nếu đứng chưa vững.

Ngoài các bài tập trên, tinh thần thoải mái vui vẻ là rất quan trong đối với bệnh nhân đột quỵ. Vì vậy, cần hạn chế tối đa những phiền muộn, bức xúc, sang chấn tâm lý cho bệnh nhân. Người nhà nên hiểu được vấn đề trên để tránh gây áp lực cho bệnh nhân sau khi bị đột quỵ. Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ cũng tự tạo cho mình tâm lý thoải mái nhất khi luyện tập, không tự ti mặc cảm, luôn tưởng tượng bản thân đang luyện tập, sẽ mang lại những lợi ích tương tự đối với bệnh nhân đột quỵ trong việc cử động tay,chân và thực hiện các hoạt động cơ bản hàng ngày.

Lam Hạ: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới