Theo đó, dòng chữ có kèm theo chữ ký có nghĩa là “đừng cấp cứu” khiến vị bác sĩ cảm thấy khó hiểu. Điều này khiến ca cấp cứu trở nên đặc biệt hơn vì bác sĩ đã làm theo tâm nguyện của người đàn ông này. Cuối cùng ông đã qua đời tại bệnh viện.
- Sốc: Người đàn ông bị lây nhiễm HIV sau 1 lần duy nhất đi xăm hình
- Số lượng người mắc ung thư ở Việt Nam đang tăng với cấp số nhân
- Cảnh báo: Bạn sẽ bị lác mắt nếu sử dụng smartphone quá nhiều?
Bác sĩ không cấp cứu cho người đàn ông có dòng chữ kỳ lạ xăm trên ngực?
Nam bệnh nhân có dòng chữ xăm trên ngực kỳ lạ
Trang tin tức y tế Việt Nam mới nhất cập nhật thông tin về trường hợp một người đàn ông với hình xăm trên ngực khiến bác sĩ tại bệnh viện cảm thấy khó xử khi cấp cứu cho ông. Theo đó, người đàn ông ở Mỹ và đã 70 tuổi nhập viện trong tình trạng bất tỉnh nguy hiểm đến tính mạng. Tình huống oái oăm khi các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Miami cho biết nếu không cấp cứu có thể tính mạng của bệnh nhân sẽ không giữ được.
Theo thông tin đăng trải trên tờ New England Journal of Medicine, đội ngũ y tế nhận định sau khi thăm khám thì người đàn ông bất tỉnh, tắc nghẽn phổi mạn tính, tiểu đường, tim đập nhanh, huyết áp thấp và nồng độ axit máu cao. Tuy nhiên, tin tức mới còn thông tin thêm về việc trên ngực lại xăm dòng chữ “đừng cấp cứu” kèm chữ ký. Điều này khiến nhiều người cực kỳ tò mò và không hiểu vì sao ông lại xăm dòng chữ trên ngực như vậy, chắc chắn có nguyên nhuân sâu xa bên trong.
Theo đó, bác sĩ không thể trực tiếp hỏi bệnh nhân hay người nhà nguyên nhân về hình xăm ấy nên bác sĩ rất khó xử. Theo đó, nếu tiến hành cấp cứu cứu người thì sẽ có nguy cơ dẫn đến việc vi phạm mong muốn của bệnh nhân khiến ca cấp cứu này rất đắn đo.
Nam bệnh nhân có dòng chữ xăm trên ngực kỳ lạ
Bác sĩ làm gì khi bệnh nhân xăm dòng “đừng cấp cấu” trên ngực?
Đứng trước tình huống khó xử oái oăm như trên, căn cứ vào đại diện Bệnh viện Đại học Miami nhận định: “Nhiều khả năng ông ấy đã xăm lúc say xỉnTheo đó, năm 2012, y văn Mỹ từng ghi nhận trường hợp một bệnh nhân yêu cầu được cứu sống dù xăm dòng chữ DNR (viết tắt của đừng cấp cứu). Theo đó, để thực hiện phương án hợp lý nhất với nam bệnh nhân 70 tuổi, Bệnh viện Đại học Miami liên lạc với các chuyên gia đạo đức và tiến hành cho bệnh nhân được thở qua mặt nạ oxy và truyền thuốc tăng huyết áp khi chờ đợi quyết định có cấp cứu cho bệnh nhân.
Sau khi thảo luận, đội ngũ chuyên gia khuyên Bệnh viện Đại học Miami đã không cấp cứu cho bệnh nhân. Quyết định này nhận được sự đồng tình của Sở Y tế Florida. Sau đó sau 1 đêm tại bệnh viện, nam bệnh nhân 70 tuổi qua đời. Mặc dù sự việc đã kết thúc khá lâu nhưng đặt ra câu hỏi lớn đau đầu dành cho đội ngũ y bác sĩ trước quyết định có cấp cứu cho bệnh nhân hay tuân thủ theo tâm nguyện của họ.
Trang Minh