Những ngày Tết chế độ ăn uống, sinh hoạt có sự xáo trộn dễ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường.
- Biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
- Những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc bệnh tiểu đường
- Bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu bạn đang mắc bệnh tiểu đường
Bác sĩ lưu ý chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường dịp Tết
Nguyên tắc điều trị bệnh tiểu đường
Theo Tin tức Y học, bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh sớm và tử vong ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh tiểu đường có hai loại chính: tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2.
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh tiểu đường tuýp 2 (tiểu đường không phụ thuộc insulin) xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc insulin được sản xuất không hoạt động đúng với chức năng (còn được gọi là kháng insulin). Bệnh tiểu đường có liên quan đến tình trạng thừa cân hoặc béo phì. Để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 có 2 phương pháp chinh là xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất thường xuyên.
Bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc thực hiện chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với người bị tiểu đường.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, bệnh nhân tiểu đường cần luôn duy trì cân nặng khỏe mạnh, ăn ít chất béo và muối, nên ăn nhiều trái cây và rau xanh (ít nhất 5 phần mỗi ngày) và các thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, gạo và mì ống, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt.
Việc ăn uống lành mạnh là hết sức quan trọng khi điều trị bệnh tiểu đường, trong đó người bệnh cần chú ý đa dạng các món ăn đến từ các nhóm thực phẩm và số lượng bữa trong ngày.
Những nhóm thực phẩm bao gồm: rau củ như súp lơ, cà rốt, rau xanh, ót, cà chua, khoai tây, ngô và đậu xanh; trái cây bao gồm cam, dưa, quả mọng, táo, chuối và nho; ngũ cốc: nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt như ngũ cốc, lúa mì, gạo, yến mạch, bột ngô, lúa mạch và quinoa; protein như thịt nạc, gà hoặc gà tây đã loại bỏ da, cá, trứng, các loại hạt và đậu phộng, đậu phụ; sữa không béo hoặc ít béo, sữa hoặc sữa không lactose nếu bạn không dung nạp đường sữa, sữa chua, phô mai.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều trái cây và rau xanh
Các bác sĩ chuyên khoa khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ăn thực phẩm có chất béo có lợi cho tim như quả bơ, các loại hạt, các cá tốt cho sức khỏe như cá hồi, cá ngừ, cá thu, dầu canola và dầu ô liu.
Người bệnh tiểu đường cần hạn chế những thực phẩm và đồ uống sau: Thực phẩm chiên, các thực phẩm khác có chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, thực phẩm nhiều muối, đồ ngọt như bánh nướng, bánh kẹo và kem; đồ uống nhiều đường như nước trái cây, soda, nước uống thể thao hoặc nước tăng lực. Nên uống nước lọc thay vì uống đồ ngọt, nước có ga.
Một số bệnh nhân tiểu đường cần ăn uống đúng giờ mỗi ngày, có những người có thể linh hoạt hơn trong việc ăn uống. Do vậy người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về vấn đề này.