Bác sĩ “ tâm thần” – nhân gian có một nghề như thế!

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (7 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Đó là câu chuyện về người bác sĩ “tâm thần” bỏ cả cuộc sống vinh hoa phú quý, kẻ đón, người đưa để sống và làm việc tại nơi chỉ có những người lúc cười, lúc khóc, lúc tỉnh, lúc mê giống như một thước phim quay chậm với biết bao giá trị về tình người, tình đồng chí đồng đội, vô cùng nhân văn, cao cả.

Bác sĩ “ tâm thần” - nhân gian có một nghề như thế!
Bác sĩ “ tâm thần” – nhân gian có một nghề như thế!

Đến với nghề nhờ cái duyên, trụ lại với nghề bằng trái tim người lính

Người ta bảo “nghề chọn người” nghiệm ra đối với bác sĩ Đại thì quả đúng là như vậy. Cả cuộc đời gắn bó với việc chăm sóc bệnh nhân tâm thần. Tưởng như, cái nghề đầy gian khổ khiến bất cứ ai cũng đều ngao ngán, lắc đầu ấy thì đối với Bác sĩ Đại đó lại là  “cơ duyên” tiền định, đã bước chân vào rồi thì khó lòng dứt áo ra đi.

Những năm tháng của một người thầy thuốc quân y với nhiều xúc cảm, khi ở hậu phương, khi ở chiến trường đối với bác sĩ Đại là những năm tháng gắn bó nhất, nhiều thử thách nhất và cũng lấy đi rất nhiều tâm trí nhưng hòa bình rồi, bác sĩ Đại lại từ chối công việc tại chốn phồn hoa đô thị để trở về nới núi rừng heo hút và làm việc tại Trung tâm điều dưỡng thương binh Nho Quan.

 “Thời gian đầu về tiếp nhận công tác, được cơ quan phân công làm việc tại khoa Kích Động, khoa có những thương binh nặng. Công việc chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh tâm thần vô cùng vất vả, với họ chiếc muôi, đôi đũa biến thành khẩu súng, bàn ăn thành bãi chiến trường. Ai đến cũng kêu đồng chí, kêu thủ trưởng… Mọi nếp sinh hoạt của họ đều giống y người lính thời chiến. Rồi tiếng súng, tiếng đạn, tiếng thét gào cứ ám ảnh trong tâm trí tôi. Thương đồng đội, tôi quyết tâm gắn bó với nơi này với hi vọng giúp những người đồng đội vơi bớt nỗi đau chiến tranh”, bác sĩ Đại chia sẻ.

Đến với nghề nhờ cái duyên, trụ lại với nghề bằng trái tim người lính
Đến với nghề nhờ cái duyên, trụ lại với nghề bằng trái tim người lính

Hơn 20 năm trời đằng đẵng, Bác sĩ Đại không thể nhớ hết những đêm thức trắng, đứng ngoài cửa sổ theo dõi tình trạng của bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc để có thể đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất, rồi những lần bị thương binh đánh vỡ đầu, trên mặt vẫn còn lưu lại sẹo.Với một bác sĩ trẻ thì đó là quãng thời gian khủng khiếp.Có lúc nản muốn buông xuôi, nhưng nhìn đồng đội lại không thể nào rời chốn này mà đi được. Bác sĩ Đại đến với nghề y là do cái duyên nhưng trụ lại được với nghề bằng trái tim người lính.

Làm nghề y đã khó, làm bác sĩ tâm thần lại càng khó hơn

Hỏi chuyện nghề, bác sĩ Đại chia sẻ: Như một niềm say mê kì lạ mà đã bước chân vào thì chẳng thể dứt áo ra đi. Làm nghề Y đã khó, làm bác sĩ tâm thần lại càng khó hơn.Tất cả bệnh nhân ở đây, cơ thể đều khỏe mạnh trừ cái đầu. Lúc vui vẻ cười đùa, lúc đau đớn than khóc, lúc nóng giận rồi có lúc ngây ngô như những đứa trẻ. Cuộc sống của họ giống như một cuốn phim bị chi phối bởi đạo diễn cuộc đời.

Hầu hết tuổi đã cao, vừa có thương lại vừa có bệnh, họ đã hy sinh một phần xương máu để giữ gìn tổ quốc, hòa bình rồi nhưng cái ác liệt của chiến tranh vẫn ngày đêm hành hạ họ cả về tinh thần lẫn thể xác. Rất đông số thương binh còn mảnh kim khí trong sọ não và cơ thể, đó là nguyên nhân gây nên những cơn kích động hoảng loạn tinh thần, hoang tưởng chiến tranh, coi bác sĩ như kẻ thù cần phải tiêu diệt. Những năm trước, khi cơ sở vật chất còn nghèo, tình trạng bệnh nhân bỏ trốn khỏi trung tâm vẫn hay diễn ra, những lúc ấy, đội ngũ y, bác sĩ lại phải rong ruổi khắp hang cùng, ngõ hẻm để tìm cho bằng được bệnh nhân đưa về lại trung tâm.

Làm nghề y đã khó, làm bác sĩ tâm thần lại càng khó hơn
Làm nghề y đã khó, làm bác sĩ tâm thần lại càng khó hơn

Nhiều bệnh nhân mặc dù đã khỏe mạnh và trở về với cuộc sống bình thường nhưng giờ đây vẫn “sống tết, chết giỗ” với bác sĩ Đại. Khi là con gà, chai rượu quê, có khi là chút rau, hay hoa quả nhà trồng được. Bác sĩ Đại tuyệt đối không nhận quà gì to tát hơn.

“Thời gian đầu về đây, nhiều người không hiểu còn đặt cho tôi biệt danh là “Đại thần kinh” nhưng đến bây giờ tôi lại thấy vui về điều đó. Các con của tôi cũng có niềm đam mê với ngành Y Dược lớn lắm, có đứa đang học tại Cao đẳng Y dược Pasteur trên Hà Nội ấy. Đam mê với nghề Y dược chắc ngấm vào máu và di truyền rồi”, bác sĩ Đại vừa cười vừa chia sẻ.

Sự tận tâm của người thầy thuốc trong việc chăm sóc các bệnh nhân giống như người nhạc sĩ viết nên những bản nhạc bất hủ cho đời.Những người bệnh bằng trái tim đã cảm nhận được tình yêu thương của bác sĩ dành cho mình, đó chính là liều thuốc hiệu quả hơn bất kì loại thuốc đắt tiền nào.

Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới