Theo nghề Bác sĩ đồng hành với việc bạn chọn dâng hi sinh bản thân mình cho đời, cả cuộc đời người thầy thuốc chỉ biết chữa bệnh cứu người cho cộng đồng.
- Gái ngành Y trưởng thành bằng sự chia ly
- “Hoa hồng” ngành Y tế có được chấp nhận?
- Gái ngành Y đừng tỏ ra mạnh mẽ để rồi phải chịu cô đơn
Bác sĩ trọn đời cống hiến cho nghề cũng không đủ
Nghề Bác sĩ khó tránh khỏi những vất vả đắng cay
Hành nghề Bác sĩ sẽ không thể tránh khỏi những mệt mỏi muộn phiền trong công việc bởi công việc áp lực lớn, bệnh nhân đông đau đớn chờ đợi đến lượt mình khám bệnh. Mỗi ngày chỉ mong sao có đủ thời gian để khám bệnh hết cho từng dãy người đang xếp hàng ngoài đợi ngoài kia. Bác sĩ Thu Vân công tác tại bệnh viện Bạch Mai giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: Mỗi ngày bệnh viện có hàng nghìn lượt bệnh nhân, Bác sĩ cũng rất ngại khi phải hẹn bệnh nhân quay lại vào hôm sau vì hết giờ làm việc. Người thầy thuốc luôn phải đối mặt với các áp lực hàng ngày nhưng chỉ cần nhìn thấy sự hồi phục của bệnh nhân trở lại hoặc được xuất hiện cũng đủ chúng tôi hạnh phúc. Đó chính là động lực giúp Bác sĩ cố gắng hơn trong nghề.
Nghề Y vốn có đặc thù riêng, Bác sĩ không chỉ chữa bệnh cứu người mà còn giúp họ có được niềm hạnh phúc lớn khi vượt qua cuộc chiến với tử thân. Mỗi một ca khám chữa bệnh dù nặng hay nhẹ của mỗi bệnh nhân đề giúp cho mỗi Bác sĩ được trau đồi chuyên môn kiến thức của mình tốt hơn. Bởi vì bao nhiêu lí thuyết cũng không bằng những trải nghiệm thực tế, một Bác sĩ giỏi đòi hỏi cả cả lý thuyết và kĩ năng đều tốt.
Nữ Bác sĩ trẻ Kim Ngân từng theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Với ngành Y một khi vấp phải sự phản đối từ các đối tượng mình phục vụ sẽ rất khó khăn trong công việc. Đặc biệt các bệnh nhân ngày càng có những đòi hỏi phức tạp, niềm tin giữa bệnh nhân và Bác sĩ dường như đang bị bào mòn mất dần đi bởi những sự cố y khoa, bởi những vấn đề không được làm sáng tỏ giữa hai bên. Những sinh viên y khoa bất kì ai cũng được đọc lời thề Hipocrates thể hiện tình yêu nghề lớn lao, sự tâm huyết, tận tụy của người Bác sĩ tương lai.
Bác sĩ đứng trước làn sóng lớn
Hiện nay ngành Y phải đối mặt với nhiều vấn đề, những cán bộ nhân viên y tế phải hứng chịu làn sóng lớn đó là sự giận dữ. Có một bộ phận người dân thực sự không coi trọng Bác sĩ, điều họ trách móc đầu tiên Bác sĩ tắc trách bỏ mặc bệnh nhân. Điều đó khiến người thầy thuốc bị hiểu lầm, bệnh viện có cả một hệ thống cần được diễn ra đúng quy trình để hạn chế tối đa những sai sót xảy ra
Điều dưỡng viên Minh Hà công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang đang học Cao đẳng Dược văn bằng 2 buổi tối chia sẻ: Mỗi bệnh nhân đến khám bệnh đều có một hồ sơ bệnh án trong đó bao gồm rất nhiều biên bản cam kết, tư vấn, các yêu cầy được tiêm, chích, khám dịch vụ, xuất viện… đôi khi chính sự rạch ròi khô khan này đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của Bác sĩ và bệnh nhân, lòng tin giữa đôi bên giảm đi nhiều.
Có nhiều người không hiểu bản chất công việc của người thầy thuốc, đã có rất nhiều vụ Bác sĩ bị đánh đến chấn thương phải nhập viện, bị xúc phạm trực diện. Chính vì vậy nghề Y chịu rất nhiều áp lực trong nghề từ cấp trên, đồng nghiệp, dưa luận xã hội…trong khi đó người dân không phân biệt được phải, trái, đúng, sai ra sao.
Những hiện trạng trong nghề Y đang diễn da khiến rất nhiều bạn sinh viên y khoa chán nản tụt ý chí không còn những tự hào về nghề mà mình đang theo đuổi. Chính vì vậy để trở thành Bác sĩ cần phải có tinh thần thép biết nhẫn nhục và dám quyết định đúng lúc để cứu tính mạng cho bệnh nhân. Nếu Bác sĩ chỉ lo bảo vệ thân mình trước do sợ các sự cố biến cố xảy ra thì người thiệt thòi chính là bệnh nhân. Hành nghề Bác sĩ chẳng mong những danh vọng cao sang chỉ cần mọi người hiểu và thông cảm, bởi đôi khi họ trọn đời cống hiến cho nghề cũng không đủ.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn