Thời tiết ẩm ương, thất thường chính là nguyên nhân khiến số lượng bệnh nhân bị ho, để ngăn chặn tình trạng này bệnh nhân có thể áp dụng 10 cách trị ho đơn giản sau đây.
- Bài thuốc Nam từ lá đinh lăng trị bệnh và làm đẹp hiệu quả
- Bác sĩ Y học cổ truyền tư vấn bài thuốc trị rong kinh hiệu quả
- Thầy thuốc YHCT tư vấn 5 bài thuốc nam hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ 10 cách trị ho đơn giản và hiệu quả
Bác sĩ Y học cổ truyền chia sẻ 10 cách trị ho đơn giản và hiệu quả
Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền Ngô Thị Minh Huệ giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, có rất nhiều cách trị ho được lưu truyền trong dân gian mà người lớn cũng như trẻ nhỏ đều có thể áp dụng, trước khi cho trẻ sử dụng thuốc Tân Dược hay các sản phẩm Siro trị ho. Áp dụng sớm và kiên trì, cơn ho sẽ được giảm dần, dứt điểm và an toàn.
- Củ cải trắng
Củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch rồi ăn sống sẽ giúp mát họng, hết ho, cải trắng trị ho lâu ngày rất hiệu quả. Ngoài ra, chị em có thể sử dụng củ cải trắng bằng cách thái mỏng, cho nước đun sôi, lấy nước này uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4kg nước củ cải, uống liên tục trong một tuần sẽ thấy giảm ho rõ rệt.
- Chuối và đường phèn
Mỗi ngày ăn một lần chuối bóc vỏ đem hầm cùng đường phèn, ăn liên tục trong nhiều ngày sẽ giúp điều trị chứng ho ở dạng nhẹ.
- Mật ong
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mật ong có tính kháng sinh tự nhiên nên có công dụng trong điều trị ho và đau họng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng mật ong nguyên chất, hoặc trộn mật ong với dầu dừa và nước cốt chanh cho những lợi ích giảm ho.
- Nước nóng
Vòi sen nước nóng có thể giúp đỡ giảm ho bởi vì hơi nước có thể nới lỏng ùn tắc hô hấp và giảm ho. Theo chia sẻ của Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hơi nước nóng còn có công dụng làm dịu đường hô hấp và nới lỏng nghẹt mũi, đờm ở cổ họng, phổi khi ho dai dẳng.
Bệnh nhân có thể sử dụng mật ong để làm gì cổ họng
- Tiêu đen và trà mật ong
Sử dụng một muỗng cà phê tiêu xay tươi và hai muỗng canh mật ong trong cốc, pha với nước sôi. Để ngâm trong 15 phút, sau đó thử nhâm nhi.
- Trứng gà
Khuấy đều hỗn hợp bao gồm: Trứng gà đập vào một chiếc bát đường, nước gừng tươi cùng nửa cốc nước sôi khuấy đều hỗn hợp trên rồi uống khoảng hai đến ba lần sẽ hết ho.
- Gừng tươi
Sau khi ho, bệnh nhân nên ăn một lát gừng tươi cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng, mỗi ngày ăn từ hai đến ba lần hoặc mỗi khi thấy họng bị ngứa lại ăn một miếng gừng. Trước khi đi ngủ nên ăn một miếng gừng nữa. Thực hiện khoảng hai đến ba ngày sẽ thấy ho thuyên giảm đi rất nhiều.
- Hạt đậu xanh và dầu thơm
Đun nóng dầu thơm sau đó cho đậu xanh vào chiên vàng. Khi còn hơi ấm thì cho thêm một chút mật ong và ăn vào tối trước khi đi ngủ.
- Chanh tẩm muối
Ngậm chanh tẩm muối giúp bạn làm dịu cổ họng, dịu cơn ho hiệu quả, thậm chí bạn còn có thể sử dụng một ly nước chanh nóng và trộn đường với mật ong cho kết quả giảm ho khá tốt.
- Cam thảo
Trong cam thảo chứa axit glycyrrhizic có thể gây ra các tác dụng phụ, chính vì thế dù cam thảo trị ho rất tốt nhưng không nên lạm dụng. Trà làm từ rễ cam thảo hoặc kẹo cam thảo có thể giúp làm dịu ngứa cổ họng và giảm ho. Những người bị tăng huyết áp, huyết áp không ổn định, người cao tuổi, nhóm đối tượng bị viêm thận,… không nên dùng cam thảo.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về những thực phẩm và bài thuốc Nam có công dụng trị ho hiệu quả và an toàn.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn