Thiểu năng tuần hoàn não có thể gặp ở mọi đối tượng, thiểu năng tuần hoàn não ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như cuộc sống của người bệnh.
- Điều trị viêm họng cấp tính, viêm họng mãn tính bằng các bài thuốc dân gian
- Khám phá công dụng chữa bệnh diệu kỳ của lá sen
- Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị gan nhiễm mỡ hiệu quả
Thiểu năng tuần hoàn máu là gì?
Bác sĩ Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, hiện tượng thiểu năng tuần hoàn máu não chủ yếu do mạch máu bị xơ vữa khiến cho lòng mạch bị hẹp lại làm dòng máu bị cản trở lượng máu lên nuôi não bị thiếu hụt; do sức bơm của tim không đủ mạnh, lượng máu đến các tổ chức bị thiếu hụt, nhất là những vùng ở xa trung tâm.
Bệnh nhân khi mắc thiểu năng tuần hoàn máu não thường có biểu hiện đau đầu lan tỏa, luôn có cảm giác căng nặng đầu; chóng mặt hoa mắt, cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, tối sầm mặt, nhất là khi chuyển tư thế nằm sang đứng đột ngột, thấy mọi vật quay cuồng xung quanh kèm theo buồn nôn; tập trung kém, bồn chồn mệt mỏi.
Hiện tượng thiểu năng tuần hoàn máu não chủ yếu do mạch máu bị xơ vữa
Tổng hợp các bài thuốc điều trị thiểu năng tuần hoàn não
Thiểu năng tuần hoàn máu não tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như có thể khiến bệnh nhân bị chấn thương do mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt. Để điều trị thiểu năng tuần hoàn máu não bệnh nhân có thể dùng một số bài thuốc y học cổ truyền sau:
- Bài 1: củ đinh lăng 19g; hồng xanh, đan sâm, ngũ gia bì mỗi vị 16g; sơn tra 10g, tơ tâm sen 10g; ngải diệp, sơn thù, đương quy, thủ ô chế, khởi tử, sâm đại hành, cam thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, giảm mỡ máu, chống xơ vữa động mạch. Nếu bệnh nhân đau đầu nhiều, gia: xuyên khung 12g, hoàng kỳ 10g; cơ thể suy nhược, gia: nhân sâm 10g, bạch truật 12g, đại táo 10g.
- Bài 2: củ đinh lăng 24g, bạch quả 10g, trà khô 5g, trần bì 10g; cam thảo, bạch thược, sơn thù, viễn chí mỗi vị 12g; ích mẫu 10g, cát căn 20g, đương quy 16g, phòng sâm 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết thông mạch, chống co thắt, cải thiện khả năng đàn hồi của thành mạch.
- Bài 3: đan sâm 15g, cát căn 16g, đinh lăng 20g; ích mẫu, hoàng kỳ, ngải diệp, kê huyết đằng mỗi vị 10g; sinh khương 4g; cam thảo, bạch thược, thủ ô chế mỗi vị 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần. Công dụng: hoạt huyết, sinh huyết, cải thiện tuần hoàn, lưu thông huyết dịch trong cơ thể.
Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Hữu Định giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ thêm, ngoài việc áp dụng các bài thuốc trên, bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não cũng cần tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế những tác động mạnh, tránh căng thẳng ăn uống hợp lý đủ dinh dưỡng, tránh dùng chất kích thích như cà phê, rượu bia, cay nóng…; tránh tắm bằng nước lạnh để đảm bảo sức khỏe của mình.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn tổng hợp