Bác sỹ Phạm Minh Thông – người “vá mạch não” đầu tiên ở Việt Nam

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Phình mạch não (Aneurysm) là sự phình to của một phần thành mạch máu não tại nơi thành mạch máu bị yếu! Hầu hết không vỡ, nhưng có thể bị rò rỉ hoặc vỡ gây: Đột ngột đau đầu, buồn nôn, ói mửa, đau cổ, mờ mắt, nhạy cảm ánh sáng, mất ý thức, lẫn lộn, một mí rủ.

Nhiều năm trước, đây là một căn bệnh khó có thể điều trị về cả trực tiếp lẫn lâm sàng và đã dẫn đến bệnh nhân tử vong mà không có cách nào cứu chữa. Không chịu bó tay và nhìn bệnh nhân lần lượt ra đi, người bác sĩ chuyên “vá mạch” kéo lại sự sống. Đây cũng là người đầu tiên đưa kĩ thuật điện quan thần kinh trong công tác chữa trị Bệnh phình động mạch não.

Người anh hùng đấy không ai khác đó chính là TS, BS Phạm Minh Thông, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Phó trưởng Bộ môn Chẩn đoán hình ảnh Trường Đại học Y Hà Nội. Một bác sỹ tận tâm và một người Thầy tận tụy trong lòng bệnh nhân và cả những thế hệ sinh viên trường Y Hà Nội.

Bác sỹ Phạm Minh Thông - người "vá mạch não" đầu tiên ở Việt Nam

Vị bác sĩ vá mạch kéo lại sự sống cho người bệnh (bên phải).

Nhiều năm theo học gắn bó với nghề.

Năm 1976 người học trò gầy gò cũng như bao thế hệ ôm ấp giấc mơ làm Bác sỹ bước vào cánh cổng Trường Y với mục tiêu ý nghĩa bình dị về chữa bệnh cho người thân và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình. Ngày nhập học với người học trò không đủ cân phải nhét thêm chì vào bụng là cả một kỉ niệm mà sau này ông vẫn thường xuyên nhắc lại.

Tốt nghiệp đại học người học trò ngày nào đã trưởng thành hơn nhưng không dừng lại ở đó ông tiếp tục thi đỗ vào trường nội trú ngành điện quang và cũng là người đầu tiên tham gia chụp mạch với Thầy bởi các học viên khác sợ dính phải tia phóng sạ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhờ miệt mài đèn sách và học hỏi mà Phạm Minh Thông là bác sỹ trẻ đầu tiên của ngành điện quang được lựa chọn để đi du học Pháp.

3 năm tu nghiệp ở Pháp đã trang bị cho cậu học trò ngày nào những kiến thức về y học hiện đại về mạch và can thiệp mạch. Trở về nước ông công tác tại bệnh viện Việt Đức.  Năm 1995 khi ấy ông được chuyển từ bệnh viện Việt Đức sang Bạch Mai và bắt đầu triển khai các can thiệp về  mạch thận và mạch ngoại biên.

Người đưa kỹ thuật về Việt Nam.

Qua thời gian học tập ở Pháp, về nước Phạm Minh Thông nhận thấy các kĩ thuật mỗ mạch đã lạc hậu so với thế giới và xu thế của thế giới là phòng bệnh chuẩn đoán sớm và đặc biệt là điều trị bằng các kỹ thuật ít xâm lấn và “nút mạch” là một trong những kỹ thuật như thế. Nhưng với điều kiện không cho phép cả về dụng cụ lẫn kỹ thuật mà lần thực hiện đầu tiên không được như ý. Thoáng buồn, trong đôi mắt ông quyết định mời các chuyên gia Pháp đầu ngành vè can thiệp thần kinh sang hướng dẫn và giúp đỡ truyền đạt kinh nghiệm.

Nhận thấy dụng cụ là điều còn thiếu và là vấn đề gây khó khăn, ông quyết định khiến không ai ngờ: “đi nước ngoài xin dụng cụ y tế”. Giữa những năm đầu thế kỷ 20, ba lô của vị Bác sỹ Thông không gì khác ngoài những dụ cụ y tế được xin từ nước ngoài về thay vị những thứ xa hoa cho cá nhân.

Ngoài khó khăn về dụng cụ, vấn đề về nhân lực và thời gian khiến phương pháp “nút mạch” khó có thể thực hiện bởi vì đòi hỏi kĩ thuật và tay nghề bác sỹ phải cao và có chuyên môn vững vàng. Các thao tác phải cực kì chính xác tránh gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Một người phải mất 2 đến 3 năm mới có thể thực hiện. Lại bắt tay vào đào tạo và triển khai kỹ thuật cho đồng nghiệp. Những năm này Bác Sỹ Phạm Minh Thông đã đi khắp trong nam ngoài bắc để truyền đạt kinh nghiệm học từ xứ người.

Bác sỹ Phạm Minh Thông - người "vá mạch não" đầu tiên ở Việt Nam - 2

Bác sĩ Phạm Minh Thông – người đưa Điện quang can thiệp thần kinh lên tầm cao mới

Người Bác sỹ chuyên “vá mạch” kéo lại sự sống

Những ca phẫu thuật khó về bệnh phình động mạch não, ông thường xuyên là người đứng phẫu, và không ngững học hỏi cập nhật những phương pháp mới. Rất nhiều lần đồng nghiệp nhìn thấy ông làm việc tới 1- 2 h sáng với các bác sỹ nước ngoài đôi khi chỉ ăn tạm cái bánh uống tạm ly nước một cách  vội vàng. Bằng cách đưa kỹ thuật điện quang thần kinh về Việt Nam, Bác sỹ Phạm Minh Thông đã thay đổi quan điểm chuẩn đoán và điều trị bệnh lý mạch máu thần kinh.

Các kĩ thuật được nhân rộng rất nhiều người được cứu sống, can thiệp điện quang thần kinh đã thay đổi hoàn toàn trong điều trị động mạch cảnh xoang do chấn thương ở Việt Nam. Giờ đây hàng năm chỉ tính riêng bệnh viện Bạch Mai có hàng trăm người được cứu sống hàng năm người được điều trị thành công. Hàng trăm bệnh nhân đột quỵ não được chuẩn đoán và điều trị kịp thời cứu sống bệnh nhân kịp thời và không để lại di chứng.

Nguồn: Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới