Bấm huyệt vùng mặt làm đẹp da mặt và chậm quá trình lão hoá

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Những nếp nhăn trên mặt, hay sự tác động của môi trường, các yếu tố áp lực cuộc sống khiến bạn trở nên căng thẳng… Chính lúc này, sự lão hóa sẽ càng đến nhanh chóng nếu như bạn không biết cách chăm sóc cho bản thân, ngoài việc tìm tới một số thẩm mỹ viện Hà Nội, cũng có những cách đơn giản giúp bạn tự chăm sóc cho mình, đó chính là bấm huyệt vùng da mặt.

Bấm huyệt là gì?

Bấm huyệt là phương pháp chữa bệnh đơn giản, thường sử dụng bàn tay, ngón tay để tác động tới huyệt, gân khớp hay da thịt của người bệnh. Nếu như thực hiện đúng các kỹ thuật, bấm huyệt có thể mang lại những hiệu quả cao và rất tích cực.

Bấm huyệt giúp bạn ngăn chặn quá trình lão hóa
Bấm huyệt giúp bạn ngăn chặn quá trình lão hóa

Các huyệt vùng mặt thường dùng

Trong vật lý trị liệu bấm huyệt thì để có thể thực hiện thành công, trước tiên bạn phải xác định được những huyệt vùng mặt, cụ thể có những huyệt sau:

Dương bạch: huyệt nằm ở trên cơ trán, từ điểm giữa cung lông mày đo bằng 1 thốn, có thể trị bệnh nhức đầu, chắp lẹo, viêm tuyến lệ…

Nhân trung: vị trí giao điểm dưới rãnh nhân trung ở mũi và môi, có tác dụng chữa bệnh choáng, ngất, sốt co giật…

Ấn đường: ở chính giữa 2 cung lông mày, huyệt này có tác dụng trị nhức đầu, viêm xoang chán, chảy máu cam, sốt cao…

Toản trúc: tại chỗ lõm trong cung lông mày, huyệt này có tác dụng trị các bệnh về mắt, nhức đầu…

Nghinh hương: giao của nếp mũi miệng và chân cánh mũi, có thể trị bệnh viêm mũi dị ứng, chảy máu cam, ngạt mũi…

Trên da mặt có một số huyệt nếu biết cách bấm có thể chữa bệnh
Trên da mặt có một số huyệt nếu biết cách bấm có thể chữa bệnh

Thái dương: giao của đuôi lông mày và đuôi mắt, huyệt chính là ở chỗ lõm, có tác dụng trị nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, đau răng…

Địa thương: giao của nếp má miệng và khóe mệnh, có tác dụng trị đau răng, liệt dây VII…

Thừa tương: vị trí nằm ở chỗ lõm môi dưới, có tác dụng chữa bệnh đau răng, lợi răng, mặt sưng,…

Thính cung: nằm ở vị trí lõm phía trước bình tai sau xương hàm dưới, có tác dụng trị điếc, viêm tai giữa, ù tai…

Ế phong: chỗ lõm giữa xương chũm và xương hàm dưới, ấn dái tai vào, tận cùng dái tai chạm vào đau, đó là huyệt. Tác dụng: liệt dây VII, ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, rối loạn tiền đình…

Quyền liêu: thẳng dưới khóe mắt ngoài, chỗ lõm bờ dưới xương gò má. Tác dụng: chữa đau dây V, đau răng, liệt dây VII.

Thiên đột: chỗ lõm bờ trên xương ức. Tác dụng: trị ho hen, khan tiếng, mất tiếng, nói khó…

A thị huyệt vùng mặt: lấy điểm đau làm huyệt. Tác dụng: thông kinh hoạt lạc, giảm đau cục bộ vùng mặt…

Dù bạn biết cách chăm sóc cho mình bằng cách bấm huyệt, vẫn cần phải cân bằng giữa chế độ dinh dưỡng, cũng như kiểm soát được giấc ngủ và những căng thẳng trong cuộc sống.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới