Bệnh đau mắt đỏ là một trong những căn bệnh phổ biến mà nhiều người hay bị trong cuộc sống hằng ngày. Mặc dù đau mắt đỏ không phải một loại bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu như để bệnh kéo dài có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm thậm chí là mù lòa.
- Bệnh viêm đại tràng – Nguyên nhân và cách điều trị tận gốc
- Cách chữa chảy máu cam ở trẻ em bằng bài thuốc Y học cổ truyền
- Chỉ mặt đọc nhanh các loại thuốc điều trị bệnh thiếu máu
Bệnh đau mắt đỏ nguy hiểm.
Bệnh đau mắt đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc. Thông thường bệnh đau mắt đỏ thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày.
Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân của Bệnh đau mắt đỏ thường là do mắt bị nhiễm vi khuẩn, virut hoặc bệnh dễ bị vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Trong điều kiện thời tiết càng nóng nực, độ ẩm cao càng làm bệnh phát triển mạnh. Còn thời tiết mùa mưa bão thường trùng đúng đỉnh dịch.
Triệu trứng dễ nhận biết của bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là căn bệnh mà mọi người đều dễ nhận biết bởi những dấu hiệu thay đổi đột ngột trên cơ thể người bệnh như:
- Giai đoạn đầu:
Theo tin y học dấu hiệu đầu tiên là người bệnh cảm thấy sốt nhẹ, gai người, lạnh dẫn đến đau họng, có thể còn nổi hạch dưới cằm hoặc trước tai.
- Giai đoạn bệnh nặng:
Bệnh phát tác trong vòng 5-7 ngày với các triệu trứng như mắt bị ra gỉ nhiều, đỏ mắt, cảm giác cộm rát, ngứa và vướng mắt cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt. Bệnh có thể bị trước ở một mắt, rồi lây qua mắt lành.
Bệnh đau mắt đỏ lây qua những đường nào?
Đau mắt đỏ là căn bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh, nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh sớm là rất quan trọng.
Nên đi khám bác sĩ để điều trị bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ thường lây qua 3 đường chính đó là lây qua hơi thở và nước bọt, lây trực tiếp tay – mắt và quan hệ vợ chồng. Vậy nên những hình thức lây nhiễm của căn bệnh này cũng lý giải câu hỏi và là điều thắc mắc của nhiều người, đó là khi nhìn vào mắt của người đau mắt đỏ sẽ không lây bệnh.
Cách chữa và điều trị bệnh đau mắt đỏ
- Dùng thuốc kháng sinh:
Hiện chưa có thuốc diệt virut gây đau mắt đỏ. Các thuốc đang có hiện nay chỉ có tác dụng hạn chế sự sinh sôi của virut.
Đối với thuốc kháng sinh chỉ nên dùng kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, hoặc kháng sinh phổ rộng để phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội trên người Bệnh đau mắt đỏ.
Chỉ nên nhỏ kháng sinh từ 7-10 ngày. Bởi vì nếu dùng thuốc kháng sinh kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân sẽ nhờn thuốc của vi khuẩn. bệnh vừa không khỏi lại gây nhiễm độc thuốc trên mắt hoặc khô mắt.
- Nước muối sinh lý:
Bệnh đau mắt đỏ dùng nước muối sinh lý rất tốt và được nhiều người tin tưởng nhất là các bà mẹ có con nhỏ. Nước muối sinh lý có tác dụng sẽ rửa trôi mầm bệnh, rửa trôi gỉ mắt và chất tiết, làm êm dịu đôi mắt đang cộm rát khiến cho đôi mắt của bạn trở lên mát và dễ chịu.
- Bài thuốc dân gian:
Ngoài việc điều trị bằng các loại thuốc tây y hiện đại, thì bệnh đau mắt đỏ vẫn là một những căn bệnh đặc trị theo các bài thuốc y học cổ truyền rất đơn giản, an toàn. Những loại lá cây được dùng để xông mắt như sử dụng lá trầu không, lá trẻ, hương nhu… Nhiều người còn lựa chọn phương pháp uống lá dấp cá, hay uống chè hoa cúc.
Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?
Rửa tay phòng bệnh đau mắt đỏ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chính vì vậy mọi người nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh tích cực. Đặc biệt là các biện pháp vệ sinh để kiểm soát bệnh lây lan.
Người Bệnh đau mắt đỏ không dụi mắt bằng tay. Quan trọng là người bệnh nên rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm. Lau rửa dịch dử mắt 2 lần/ngày bằng khăn giấy sau đó vứt ngay. Giặt ga giường, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa với người bệnh. Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị Bệnh đau mắt đỏ. Điều quan trọng là các bạn phải biết cách nhận biết những dấu hiệu bệnh để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại không mong muốn về sau cho mắt.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn