Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, bệnh có thể gặp ở trẻ em, người lớn nếu không có miễn dịch phòng bệnh có thể gây thành dịch. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị căn bệnh khó chịu trên như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua những thông tin hữu ích dưới đấy nhé.
- 6 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải bệnh hen suyễn
- Bệnh loãng xương là gì?
- WHO cảnh báo thiếu vắc xin chống bệnh bại liệt
Phát ban ở bệnh sởi.
Bệnh sởi là một bệnh lý truyền nhiễm, có thể lây chéo từ người này sang người khác. Đây là căn bệnh xảy ra theo mùa, thông thường bệnh bùng phát vào đầu mùa xuân. Bệnh nhân chủ yếu của sởi là các em thiếu nhi độ tuổi từ 10 đến 15 và một số trường hợp cả người lớn tuổi. Mặc dù bệnh sởi không phải là bệnh ở mức độ nguy hiểm cao nhưng nếu bệnh kéo dài, biến chứng có thể sẽ dẫn đến tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sởi
- Khi bị bệnh sởi ở giai đoạn đầu người bệnh có dấu hiệu đa mắt đỏ, dấu hiệu viêm võng mạc. Người bệnh không chịu được ánh sáng, sốt nhẹ ho khan, ho không có đờm kéo dài liên tục… Bên trong miệng sẽ xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên là các nốt sần trắng xanh.
- Đến giai đoạn bệnh nổi mụn phát ban, những mảng ban to nổi cộm lên bề mặt da ở vùng mặt, cánh tay đùi bắt đầu lan dần xuống chân cho đến hết.
- Trong giai đoạn người bệnh bị phát ban, những vết ban lan rất nhanh kèm theo đó là các triệu chứng sốt cao có khi lên đến 104 độ, khiến bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi.
Nguyên nhân gây bệnh
- Nguyên nhân của bệnh sởi là một loại virus rất dễ lây, sống trong các chất nhầy trong mũi và cổ họng của trẻ em hoặc người lớn bị nhiễm. Trẻ em hoặc người lớn lây nhiễm từ bốn ngày trước khi phát ban xuất hiện tới bốn ngày sau đó.
- Khi một ai đó với bệnh sởi ho, nói chuyện, phun các giọt nhỏ bị nhiễm vào không khí, nơi mà người khác có thể hít phải. Những giọt nước bị nhiễm cũng có thể rơi trên một bề mặt, vẫn hoạt động và lây nhiễm trong vài giờ.
Những cách điều trị bệnh hiệu quả
- Điều trị theo Tây Y:
Hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh sởi. Chủ yếu là điều trị triệu chứng, phòng ngừa và điều trị bệnh biến chứng. Với thể bệnh sởi lành tính bạn có thể điều trị tại nhà. Nên thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh bằng việc tiêm phòng vác xin sởi đầy đủ cho trẻ dưới một tuổi.
Tiêm vắc xin để phòng tránh bệnh sởi.
- Điều trị theo Đông Y:
Ngoài việc điều trị bệnh theo thuốc Tây Y, bạn có thể sử dụng những bài thuốc thảo dược từ Đông Y để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Những bài thuốc Đông y, đơn giản, tiện dụng, hiệu quả lại an toàn không gây biến chứng cho người bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Những điều cần chú ý cho người bệnh
Những người mắc bệnh sởi có khả năng lây bệnh cho người dễ dàng, nên dễ hình thành dịch sởi cực kỳ nguy hiểm. Do đó khi bị sởi, người bệnh cần tránh đến trường học, cơ quan các khu công cộng nhằm tránh lây bệnh cho người khác.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng của bệnh sởi để từ đó có thể phát hiện ra bệnh sớm hơn và có cách điều trị kịp thời nhất.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu