Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 ở trẻ em và cách điều trị

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2 là cấp độ trung gian của tay chân miệng – căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ nhỏ với các triệu chứng tại ba vị trí điển hình là vùng miệng, bàn chân và bàn tay.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Phân độ lâm sàng bệnh tay chân miệng

Tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của bệnh mà tay chân miệng được phân loại thành 3 cấp độ sau:

  • Bệnh tay chân miệng cấp độ 1: Tổn thương tại bề mặt ngoài của da, không nguy hiểm đến tính mạng, có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày.
  • Bệnh tay chân miệng cấp độ 2: Gây viêm loét vùng niêm mạc miệng và tay, chân, mông, đầu gối. Bệnh kèm theo nhiều triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe như sốt cao, nôn, quấy khóc…
  • Bệnh tay chân miệng cấp độ 3: Các triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và hô hấp, nếu không điều trị kịp thời có thể để lại biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn tới tử vong.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Tay chân miệng cấp độ 2 là dạng thường gặp nhất của tay chân miệng. Các biểu hiện của tay chân miệng độ 2 có thể được chia thành 2 dạng như sau:

Tay chân miệng độ 2a:

  • Trẻ có dấu hiệu giật mình dưới 2 lần trong vòng 30 phút, lúc khám không ghi nhận triệu chứng này.
  • Sốt cao liên tục trên 2 ngày, có lúc sốt trên 39 độ.
  • Trẻ nôn trớ, quấy khóc, khó ngủ, lừ đừ, biếng ăn.
Tay chân miệng cấp độ 2 khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao
Tay chân miệng cấp độ 2 khiến trẻ mệt mỏi, sốt cao

Tay chân miệng độ 2b:

Tay chân miệng độ 2b được chia thành 2 nhóm, phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ bệnh.

  • Nhóm 1: Trẻ bị giật mình nhiều, ghi nhận được tại lúc khám, giật mình trên 2 lần trong vòng 30 phút. Mạch đập nhanh trên 150 lần/phút ngay cả khi nằm yên. Sốt cao trên 39 độ ngay cả khi đã uống hạ sốt.
  • Nhóm 2: Cơ thể loạng choạng, ngồi không vững, chân tay run, run toàn thân, mắt lác, liệt chi, giọng nói thay đổi, nuốt bị sặc.

Tay chân miệng mức độ 2b có thể dẫn tới các trường hộp xấu và phát triển thành mức độ 3 nếu cha mẹ không chú ý điều trị kịp thời và đúng cách cho trẻ.

Điều trị tay chân miệng độ 2

Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng, do đó phương pháp điều trị bệnh được các bác sĩ chuyên khoa áp dụng là điều trị hỗ trợ và điều trị triệu chứng của bệnh, kết hợp với bổ sung dinh dưỡng để tăng cường  sức đề kháng trong cơ thể chống lại virus gây bệnh. Trong trường hợp cần thiết, tay chân miệng mức độ 2 có thể phải điều trị nội trú tại bệnh viện.

Điều trị tay chân miệng độ 2a

  • Trong trường hợp trẻ sốt cao, cha mẹ cho dùng thuốc hạ sốt paracetamol, nếu tình trạng không thuyên giảm có thể dùng xen kẽ với ibuprofen 10-15 mg/kg/lần lập lại mỗi 6-8 giờ.
  • Uống thuốc Phenobarbital 5 – 7 mg/kg/ngày.
  • Áp dụng các phương pháp điều trị khác nếu có tình trạng bệnh có dấu hiệu chuyển độ.
Điều trị bệnh cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ
Điều trị bệnh cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ

Điều trị tay chân miệng độ 2b

  • Khi bị sốt, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ nằm đầu cao 30 độ.
  • Dùng bình thở oxy qua mũi 3-6 lít/phút.
  • Dùng thuốc Phenobarbital 10 – 20 mg/kg truyền vào tĩnh mạch. Lặp lại sau 8-12 giờ trong trường hợp cần thiết.
  • Dùng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng Immunoglobulin với liều lượng như sau: Nhóm 2: Dùng 1g/kg/ngày, truyền tĩnh mạch chậm trong 6-8 giờ. Nhóm 1: Không dùng Immunoglobulin khi chưa có chỉ định của bác sĩ, thông thường việc dùng thuốc  Immunoglobulin chỉ được chỉ định sau 6h điều trị bằng Phenobarbital không thuyên giảm.
  • Kiểm tra các dấu hiệu về mạch, huyết áp, nhiệt độ, kiểu thở, tri giác, nhịp thở, ran phổi, mạch trong vòng 1 – 3h trong 6h đầu và 4 -5h sau đó một lần.

Nếu được điều trị đúng cách, bệnh tay chân miệng cấp độ 2 có thể khỏi sau 10 ngày. Do đó khi trẻ bị bệnh, cha mẹ cần chăm sóc và theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ để điều trị hiệu quả nhất.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới