Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không và các biến chứng của bệnh là gì là điều mà nhiều người cần biết. Bởi lẽ không ít người vẫn cho rằng đây là bệnh lành tính có thể tự khỏi mà không cần điều trị, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng con người.
- Các triệu chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ em cha mẹ không thể thờ ơ !
- Trẻ bị tay chân miệng uống thuốc gì để khỏi bệnh nhanh nhất?
- Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng phụ huynh cần lưu ý
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus. Đối tượng chính của bệnh là trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam, giai đoạn chuyển mùa là thời điểm bùng phát bệnh cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm.
Nhiều người không biết bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không? Do bệnh có thể tự khỏi sau 7 – 10 ngày và ít để lại biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ có thể điều trị tay chân miệng tại nhà cho trẻ mà không cần đưa đến các cơ sở y tế.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh tay chân miệng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, tình huống nguy hiểm nhất có thể dẫn đến tử vong.
Dưới đây là các lý do khiến bệnh tay chân miệng ở trẻ em chính là một bệnh lý nguy hiểm mà cha mẹ cần đề phòng:
Có thể dẫn đến nhiều biến chứng
Với trẻ nhỏ
Thông thường các biến chứng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ sẽ không xuất hiện trong trường hợp bệnh nhẹ. Tuy nhiên có một số trường hợp đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh do virus enterovirus 71 có thể gây ra nhiều biến chứng như:
- Viêm màng não virus.
- Tê liệt toàn thân hoặc liệt chi.
- Viêm não, viêm cơ tim.
- Bệnh tim mạch hô hấp và thần kinh.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tay chân miệng mà cha mẹ nên đề phòng biến chứng bao gồm: Sốt cao, run tay chân, chới với, đôi khi nói nhảm, giật mình, co giật, trẻ quấy khóc liên tục, khó ngủ, nôn trớ nhiều, mạch nhanh, méo miệng…. Ngay khi trẻ có các dấu hiệu trên, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các bệnh viện gần nhất để bác sĩ chuyên khoa điều trị các biến chứng kịp thời và đúng cách. Đôi khi trong một số trường hợp, các biến chứng có thể khiến trẻ tử vong chỉ sau vài giờ.
Với phụ nữ mang thai
Nhiều người cho rằng bệnh tay chân miệng ở người lớn thường không nguy hiểm, tuy nhiên có một số cho thấy việc nhiễm tay chân miệng trong thời gian thai kỳ có thể khiến thai phụ bị sảy thai. Do đó các bác sĩ đưa ra lời khuyên thai phụ đang trong thời gian thai kỳ nên tránh tiếp xúc với người bệnh cũng như nghe theo tư vấn của bác sĩ trong trường hợp bị nhiễm bệnh tay chân miệng.
Khả năng lây truyền nhanh chóng
Có thể bạn chủ quan trong việc điều trị bệnh tay chân miệng, tuy nhiên mọi người sẽ phải suy nghĩ lại bệnh tay chân miệng có nguy hiểm hay không trước khả năng lây truyền của bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa đã chỉ ra rằng, bệnh có thể lây lan giữa các cá thể ngay trong tuần đầu tiên và virus gây bệnh có thể tồn tại ngay cả khi các triệu chứng đã biến mất. Các con đường lây truyền của bệnh bao gồm:
- Tiếp xúc gần với người bệnh, ôm, hôn hoặc dùng chung đồ dùng sinh hoạt, bát đĩa ăn uống.
- Hắt hơi, ho, khạc.
- Phân, dịch mủ.
- Các bề mặt có virus như sàn nhà, tay vị cầu thang, giường tủ…
Không có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng đặc trị
Tay chân miệng là bệnh lây truyền không có vắc xin ngừa bệnh cũng như thuốc đặc trị bệnh.
Việc điều trị tay chân miệng dựa trên việc khắc phục các triệu chứng của bệnh như sốt, đau họng, uống đủ nước và tăng cường chế độ dinh dưỡng…
Do không có thuốc phòng tránh và điều trị cụ thể, bởi vậy mức độ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng phụ thuộc vào việc phương pháp chăm sóc trẻ bị bệnh có nhanh chóng và đúng cách hay không. Rất nhiều trường hợp trẻ phải chịu những biến chứng nguy hiểm do không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Trên đây là những giải đáp bệnh tay chân miệng có nguy hiểm hay không cha mẹ cần biết để nâng cao kiến thức về bệnh cũng như trang bị kỹ năng cần thiết để chăm sóc con cái và người thân của mình.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn