Bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh tay chân miệng ở người lớn là bệnh ít xảy,  tuy nhiên người lớn vẫn có thể mắc bệnh, thậm chí bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể nguy hiểm hơn trẻ nhỏ do các biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng.

benh-tay-chan-mieng
Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Đây là một trong những bệnh phổ biến nhất của trẻ em trong  độ tuổi từ 3 -5 tuổi. Bệnh thường xuất hiện thành dịch gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Bệnh tay chân miệng không phải là dịch bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên căn bệnh này là nỗi lo sợ của nhiều người thời gian điều trị bệnh lâu ( 7- 10 ngày), nhiều triệu chứng đi kèm, dễ lây truyền trên diện rộng. Đặc biệt nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, tay chân miệng có thể là tác nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm não…

Nhiều người thường nghĩ rằng tay chân miệng là bệnh ở trẻ em. Nhưng thực chất trên thực tế bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở cả người lớn. Thậm chí bệnh tay chân miệng ở người lớn còn nguy hiểm hơn trẻ nhỏ bởi bệnh không có dấu hiệu rõ ràng, có thể gây lầm tưởng mắc các bệnh khác. Đồng thời tay chân miệng ở người lớn thường gặp ở những đối tượng có sức đề kháng yếu, do đó virus gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào các cơ quan khác trong cơ thể và gây ra nhiều bệnh lý khác nhau.

benh-tay-chan-mieng-o-nguoi-lon
Bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng ở người lớn

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường không rõ ràng, đa số là sốt và phát ban. Các triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện từ 3 – 6 ngày kèm các cảm giác chán ăn, bồn chồn, đau họng…

Sau khoảng 3 bài xuất hiện triệu chứng, trên cơ thể người lớn sẽ bắt đầu  xuất hiện các mụn nước nhỏ tại miệng, bàn tay, bàn tay, mông, đùi. Kích thước mụn nước thường rất nhỏ. Trong một số trường hợp sẽ không có mụn nước mà bệnh biểu hiện qua các hồng ban. Do đó nhiều người lầm tưởng bệnh với sốt phát ban, sởi, thủy đậu….

Con đường lây truyền

Bệnh tay chân miệng ở người lớn được lây truyền qua các đường nước bọt, phân và dịch mũi của cơ thể nhiễm bệnh. Người lớn có thể lây truyền bệnh từ chính trẻ mắc bệnh trong quá trình chăm sóc trẻ. Đo đó lời khuyên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi cho trẻ đi vệ sinh, sát khuẩn đồ dùng, đồ chơi của trẻ là những lời khuyên vô cùng cần thiết.

Biến chứng của bệnh tay chân miệng

Biến chứng của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường ít xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp cơ thể có sức đề kháng yếu có thể chịu những tác động của bệnh như cứng cổ, đau đầu, đau lưng…. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến bệnh viêm màng não do virus gây nên.

Vì vậy khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, người lớn không được chủ quan mà cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa khám và điều trị bệnh kịp thời.

Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường không rõ ràng
Các biểu hiện của bệnh tay chân miệng ở người lớn thường không rõ ràng

Điều trị bệnh tay chân miệng

Rất nhiều người thắc mắc bệnh tay chân miệng ở người lớn có nguy hiểm không? cũng như cách điều trị ở người lớn có khác với trẻ em. Dưới đây là những hướng dẫn điều trị bệnh tay chân miệng ở người lớn nhanh chóng nhất:

Trong trường hợp bệnh nhẹ và phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà mà không cần đến trung tâm y tế bằng cách dùng aspirin để điều trị bệnh (có bán lại các nhà thuốc GPP).

Tuy nhiên trường hợp người bệnh gan, thận hoặc bệnh nhân đang dùng thuốc loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay thường thường, không dùng chung đồ dùng cá nhân là cách để người lớn bảo vệ mình trước bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể ngăn ngừa dễ dàng hơn trẻ nhỏ nếu bạn biết cách tự giữ gìn sức khỏe của mình!

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới