Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng phụ huynh cần lưu ý

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng được phát tán bởi loại virus đường ruột có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đây là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào quanh năm. Cha mẹ hãy nhanh chóng thực hiện cách ly và điều trị trẻ nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh tay chân miệng dưới đây!

Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng

Triệu chứng của bệnh tay chân miệng

  • Trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh tay chân miệng sau khi nhiễm bệnh từ 3 – 6 ngày qua các biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ, sổ mũi, đau họng.
  • Bệnh bắt đầu chuyển sang giai đoạn toàn phát khi xuất hiện các mụn nước ở miệng tại các vị trí trong má, mặt bên của lưỡi, lợi…Khi các mụn nước này vỡ có thể gây đau đớn và khó khăn cho quá trình ăn uống của trẻ.
  • Sau khi xuất hiện ở vùng miệng, các bọng nước bắt đầu nổi lên ở bàn tay, bàn chân, mông và các vị trí khác. Thông thường mụn nước tồn tại từ 7 – 10 ngày rồi tự mất.
  • Có nhiều loại chủng virus gây bệnh tay chân miệng khác nhau, do đó bệnh nhân bị bệnh vẫn có thể bị tái phát bệnh tay chân miệng.
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng
Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Các dấu hiệu chính của bệnh tay chân miệng ở trẻ em được thể hiện như sau:

  • Sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ. Cũng có những trường hợp trẻ bị sốt cao tới 40 độ C.
  • Chảy nước bọt liên tục, đau rát cổ họng.
  • Biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, hay bị giật mình bất thường.
  • Các dấu hiệu này được bộc lộ trong thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3 – 6 ngày.
  • Khi bệnh đã toàn phát, các sang thương da bắt đầu rõ ràng. Mụn nước xuất hiện tại miệng, bàn tay, bàn chân, đầu gối, mông…đường kính từ 2 -3mm, nổi cộm trên da.
  • Trong một số trường hợp không xuất hiện mụn nước mà hình thành các vết hồng ban hoặc các chấm trên da.
Sốt nhẹ là dấu hiệu đầu tiên của trẻ bị bệnh tay chân miệng
Sốt nhẹ là dấu hiệu đầu tiên của trẻ bị bệnh tay chân miệng

Điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị bệnh. Do đó khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu hoặc bệnh truyền nhiễm để khám và bác sĩ tư vấn điều trị, không tự ý mua thuốc tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Có thể điều trị triệu chứng của bệnh bằng thuốc hạ sốt, bù nước. Cung cấp đầy đủ chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân để tăng sức đề kháng. Vệ răng răng miệng thường xuyên bằng cách súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối.

Cha mẹ không nên thực hiện các quan niệm dân gian trong điều trị bệnh tay chân miệng như kiêng nước, kiêng gió. Ngược lại cần tắm rửa vệ sinh cho trẻ thường xuyên tại nơi kín gió, không ủ trẻ quá mức có thể khiến các vết thương trầm trọng hơn.

Thực hiện cách ly  cho trẻ, sát khuẩn quần áo, đồ chơi, sàn nhà, đồ dùng của trẻ bằng dung dịch sát khuẩn.

Các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ có thể cho trẻ thực hiện điều trị tại nhà. Tuy nhiên cha mẹ cần theo dõi sát sao, đưa trẻ đến bệnh viện nhanh chóng nếu xuất hiện cac triệu chứng như sốt cao, co giật, quấy khóc, giật mình liên tục một cách bất thường…

Những dấu hiệu của bệnh tay chân miệng không quá khó để phát hiện. Do đó cha mẹ nên chủ động chăm sóc cho trẻ để quá trình điều trị có thể kết thúc trong thời gian ngắn nhất và an toàn nhất.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới