Thoái hoá khớp là bệnh lý nguy hiểm, thường gặp ở những người từ 60 tuổi trở lên, do tác động của quá trình lão hoá mà hình thành căn bệnh này. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng phát triển ở những người trẻ, nhất là những người làm văn phòng, và gây nhiều nguy hiểm cho những người mắc bệnh.
- Làm cách nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp?
- “Điểm mặt” những thực phẩm có hại cho xương khớp
- Những bài thuốc nam trị đau khớp từ cây xấu hổ
Bệnh thoái hoá khớp ngày càng trẻ hoá
Ai cũng có thể mắc bệnh thoái hoá khớp, nhất là những người không kiểm soát được cân nặng của mình hoặc những người đã bị lão hoá. Nếu trước kia, bệnh thoái hoá khớp thường gặp ở những người già từ 50 – 60 tuổi trở lên, thì hiện nay, căn bệnh này đang được trẻ hoá, nhất là những người thường xuyên làm văn phòng, ít vận động và ngồi nhiều, dẫn đến thoái hoá đốt sống cổ, lưng và nhiều cơ khớp khác.
Chị Thanh Vân, 31 tuổi, ở TP. Hồ Chí Minh là kế toán của một Công ty Truyền thông. Do gắn bó với công việc này được khoảng 8 năm, thường xuyên ngồi làm việc bằng máy tính nên chị đã bị mắc bệnh thoái hoá khớp sớm.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hoá khớp ở những người trẻ như chị Vân, theo các Bác sĩ là do làm việc lâu với máy tính, ngồi sai tư thế hoặc chỉ đơn giản là ngủ gục trên bàn trong giờ nghỉ trưa.
Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên văn phòng bị bệnh thoái hoá khớp và cũng là một trong những nguyên nhân khiến thoái hoá khớp phát triển ở độ tuổi trẻ.
Những biểu hiện thường gặp mà các bệnh nhân thoái hoá khớp hay gặp phải là mỏi vai gáy, sau cổ, đau nhức cánh tay, đau buốt từng cơn. Thường thì người bệnh chỉ nghĩ rằng dô mình làm việc quá mệt mỏi nên bị như vậy. Song đây chính là dấu hiệu cảnh báo bạn đã mắc bệnh thoái hoá khớp.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hoá khớp
Theo nhiều chuyên gia xương khớp, thì độ tuổi trung bình của người bệnh thoái hoá khớp vào khoảng 50 tuổi. Tuy nhiên, ngày nay độ tuổi này thường trẻ hoá ở những người ngoài 30 và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt, làm việc của nhiều người.
Có nhiều bệnh nhân thoái khoá khớp tay có thể khiến tau biến dạng, có những bệnh nhân đi khám khi khớp đã bị huỷ hoại nặng, có những người bệnh bị dính khớp đã đến phải nằm một chỗ hoặc ngồi xe lăn.
Thoái hoá khớp sẽ gây đau đớn cho người bệnh trong quá trình sinh hoạt cũng như làm việc. Có nhiều người có thể bị bất động suốt đời do căn bệnh này. Vì vậy, người bệnh nên có những biện pháp phòng tránh cũng như thăm khám để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Thường thì bệnh nhân thoái hoá khớp chỉ đi khám khi cơn đau đã không thể chịu đựng được. Vì vậy mà bệnh cũng đã tiến triển vào một giai đoạn khác. Nên ngay khi có các triệu chứng đau, bạn nên đi khám và được các Bác sĩ tư vấn kịp thời.
Đồng thời, phải thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để có một cơ thể khoẻ mạnh. Bạn cũng nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt để kiểm soát cân nặng, tránh béo phì, đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh thoái hoá khớp.
Nếu có dấu hiệu bị đau, bạn cần thực hiện xoa bóp các khớp đều đặn mỗi ngày và đến các cơ sở chuyên khoa để khám, tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hoá khớp, nhất là ở những người trẻ.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn.