Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường đang ngày càng gia tăng. Đa số người mắc bệnh luôn thắc mắc rằng bệnh tiểu đường có di truyền được hay không. 

Các giai đoạn của bệnh tiểu đường
Các giai đoạn của bệnh tiểu đường 

Phân loại bệnh tiểu đường

Theo bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bệnh tiểu đường được chia làm 2 tuýp:

Tiểu đường tuýp 1: Là bệnh do tổn thương tuyến tụy, tuyến tụy không thể sản xuất được insulin ( chỉ số đường huyết trước khi ăn: 4-7mmol/l và sau ăn < 9mmol/l) thường gặp ở những người dưới 30 tuổi.​

Tiểu đường tuýp 2: Là tình trạng bệnh lý phổ biến hơn tuýp 1 (chỉ số đường huyết trước khi ăn: 4-7mmol/l và sau ăn < 8.5mmol/l) thường do nguyên nhân thừa cân béo phì, thói quen ăn uống, sinh hoạt, ít vận động.  Bệnh hay xảy ra với những người ở độ tuổi trung niên.

Ngoài tuýp 1 và 2 ra, trên lâm sàng còn gặp tiểu đường do thai nghén: thường chiếm 3 đến 5% số phụ nữ mang thai, bệnh xuất hiện từ tuần thứ 24 đến 28 của thai kỳ. Nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

Bệnh tiểu đường có di truyền không?

Theo WHO, bệnh tiểu đường không phải bệnh truyền nhiễm nhưng có thể sẽ di truyền. Vì vậy, nếu bố mẹ bị bệnh này thì khả năng cao trẻ cũng sẽ mắc bệnh mặc dù khi trẻ được sinh ra chưa có bất kỳ nào dấu hiệu bị mắc bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nếu bố hoặc mẹ có những biến thể trong gen thì khi có thai những biến thể trong gen đó cũng có thể gây ra bệnh tiểu đường do mắc bệnh theo gen di truyền.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có di truyền hay không?

Trong gia đình, nếu trường hợp bố mẹ có tiền sử bệnh tiểu đường tuýp 1 thì con cái cũng có khả năng mắc bệnh là 30%. Nếu chỉ có bố mắc bệnh tiểu đường thì khả năng lây cho con là khoảng 6%, còn mẹ có bệnh thì tỷ lệ di truyền sang con là 4% và 1% khi phụ nữ mang thai trên 25 tuổi.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 di truyền như thế nào?

Hiệp hội về bệnh tiểu đường Hoa kỳ đã có cuộc nghiên cứu riêng dành cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 về vấn đề di truyền ở người bệnh tiểu đường. Với những con số thống kê với tỷ lệ di truyền ở tiểu đường tuýp 2 khá cao và hơn gấp nhiều lần do các yếu tố tác động bên ngoài. Cụ thể như sau:

  • Nếu chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 trước 50 tuổi thì nguy cơ con cái bị tiểu đường là 14% và 7,7% nếu chẩn đoán mắc bệnh sau 50 tuổi.
  • Nếu cả cha và mẹ đều bị tiểu đường thì tỉ lệ này lên đến 50% trẻ có nguy cơ mắc bệnh.
  • Cả bố và mẹ đều bị tiểu đường tuýp 2 thì con có tỷ lệ mắc bệnh là trên 50%.
  • Chỉ bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và trẻ hơn 50 tuổi thì còn có tỷ lệ mắc bệnh là 14%.
  • Chỉ bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2 và trên 50 tuổi thì còn có tỷ lệ mắc bệnh là 7,7%
Bệnh tiểu đường có nguy cơ di truyền cao
Bệnh tiểu đường có nguy cơ di truyền cao

Các tỷ lệ này có thể thay đổi do các yếu tố tác động bên ngoài, môi trường sống. Thực hiện lối sống tốt sẽ được giảm thiểu đáng kể, còn không sẽ làm gia tăng nguy cơ đột biến gen, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Chính vì vậy việc cần bằng, điều hòa glucose có ảnh hưởng quan trọng đến việc di truyền và liên quan tới:

  • Việc hấp thụ sự sản xuất glucose.
  • Điều tiết số lượng sự sản sinh insulin.
  • Độ nhạy cảm của cơ thể với nồng độ glucose.
  • Sự điều hòa nồng độ insulin.

Biện pháp phòng tránh di truyền bệnh tiểu đường

Hiện nay chưa có vắc xin hay phương pháp phòng bệnh tiểu đường do di truyền hữu hiệu. Tuy nhiên các bác sĩ chuyên khoa cho rằng có thể giảm tỷ lệ này xuống ở mức tối đa với lối sống lành mạnh:

  • Chế độ luyện tập, tập thể dục thường xuyên.
  • Chế độ ăn uống ít giàu mỡ, ít tinh bột, đường, bánh kẹo, rượu, bia, thuốc lá…
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi chứa hàm lượng chất xơ nhiều.
  • Giữ cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì.
  • Giảm căng thẳng tối đa.
  • Đi khám bệnh định kỳ, xử lý bệnh sớm nhất có thể.

Nói chung, đây không phải là bệnh truyền nhiễm nhưng có mang tính chất di truyền. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng bởi tỉ lệ di truyền được nghiên cứu là khá thấp và việc hạn chế di truyền từ đời này sang đời khác là có thể kiểm soát được.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

 

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới