Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hội chứng tăng động giảm chú ý là một rối loạn tâm lý hay gặp ở trẻ em, vậy hội chứng tăng động giảm chú ý là gì, triệu chứng và cách điều trị như thế nào?

Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Tìm hiểu về hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Theo Tin tức Y học mới nhất, hiện nay tỉ lệ trẻ em bị hội chứng tăng động giảm chú ý khá cao, trẻ tăng động bị rối loạn tâm thần phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sự thành công của trẻ ở trường và các mối quan hệ cộng đồng.

Hội chứng tăng động giảm chú ý là gì?

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn đặc trưng bởi sự hấp tấp, hiếu động thái quá và giảm chú ý. Hội chứng này thường được chẩn đoán ở trẻ em nhưng các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể tiếp tục đến tuổi thiếu niên và tuổi trưởng thành.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý.

Bác sĩ Trần Anh Tú, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trẻ em bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện như sau:

– Tăng vận động: Những trẻ em bị mắc hội chứng tăng động giảm chú ý thường không thể ngồi im, múa tay, chạy nhảy liên tục, đang làm việc này chuyển ngay sang việc khác. Trẻ sẽ cố gắng đứng lên và chạy xung quanh, nếu bị buộc phải ngồi xuống chúng thường liên tục ngọ nguậy, vặn vẹo trên ghế mà không chịu ngồi yên.

– Giảm chú ý: Trẻ có biểu hiện khó tập trung trong học tập, sinh hoạt, kể cả lúc vui chơi, dễ bị phân tâm bởi các yếu tố xung quanh, không để ý nghe người khác nói chuyện, không tập trung làm bài tập, hay quên hoặc làm thất lạc đồ đạc.

– Xáo trộn tình cảm: Trẻ khó kiềm chế được cảm xúc của bản thân, có thể bùng phát cơn giận dữ ở những thời điểm không phù hợp. 

– Không hoàn thành nhiệm vụ: Những trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý có thể bị thu hút bởi rất nhiều thứ nhưng lại không theo thứ đó đến cùng. Thường trẻ sẽ bắt đầu với một công việc nào đó hay bài tập về nhà nhưng lại bỏ dở giữa chừng và chuyển sự chú ý sang thứ khác.

– Mơ màng: Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý có những biểu hiện điển hình như huyên náo, ồn áo, tuy nhiên có những trường hợp lại không như thế, một dạng khác của hội chứng này thì yên tĩnh, trẻ có thể nhìn lơ đãng ra ngoài trời, mơ màng, bỏ qua những sự việc đang diễn ra quanh mình.

Một số rối loạn hành vi khác kèm theo như: rối loạn giấc ngủ (trẻ khó ngủ), rối loạn lo âu… tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ.

Một biểu hiện thường gặp khác của trẻ bị tăng động là không có khả năng nhận biết được nhu cầu và mong muốn của người khác. Những trẻ này có thể cắt ngang lời người khác khi họ đang nói chuyện và rất khó khăn khi chờ đến lượt, chẳng hạn như trong hoạt động trong lớp và khi chơi đùa với các bạn.

Biểu hiện của trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Biểu hiện của trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý?

Theo các chuyên gia tư vấn, trẻ em bị hội chứng tăng động giảm chú ý cần được quan tâm đúng mực và can thiệp sớm, tránh để ảnh hưởng đến khi trẻ trưởng thành. Cần phát hiện và điều trị sớm chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ, áp dụng các liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục một cách phù hợp nhất. Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên Cao đẳng Vật lý trị liệu – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, một số liệu pháp có thể áp dụng như:

Tập vận động: việc này nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập tăng sự tập trung chú ý…

Chơi trị liệu phù hợp: phương pháp này giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi… Không nên chơi những trò chơi dễ kích thích tinh thần hay ngoài tầm kiểm soát của trẻ.

Xoa bóp (massage): phương pháp này đặc biệt có lợi giúp thư giãn đối với những thanh thiếu niên bị chứng ADHD. Trẻ được điều trị bằng phương pháp massage thư giãn sẽ trầm tĩnh hơn, ngủ ngon hơn, tránh được những cơn ác mộng khi ngủ, cải thiện được hành vi, biết lắng nghe, vâng lời cha mẹ hơn.

Liệu pháp hành vi nhận thức: cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt; huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội.

Nên phòng tránh không để trẻ bị chấn thương vào đầu hay bị nhiễm khuẩn thần kinh trung ương, đặc biệt không cho trẻ tiếp xúc với kim loại nặng (chì).

Phụ nữ khi mang thai cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh tiếp xúc với những chất độc trong môi trường. Duy trì trạng thái tâm lý tốt khi mang thai, tránh căng thẳng không đáng có.

Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới