Chào bạn Đặng Minh Anh, Thái Bình. Bệnh tiểu đường ngày càng gia tăng, có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào và không phân biệt giới tính, vì vậy rất nhiều người đặt ra câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không? và các cách nào để phòng ngừa căn bệnh này?
- Các dấu hiệu cảnh báo ung thư vú ở nam giới
- Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ mà không phải ai cũng biết
- Nên ăn gì để bệnh viêm loét dạ dày nhanh khỏi?
Tiểu đường không phải là một bệnh truyền nhiễm
Bệnh tiểu đường là gì?
Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO “Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường bệnh chuyên khoa đặc trưng bởi tình trạng rối loạn chuyển hóa mãn tính glucid, lipid và protid. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do thiếu insulin hoặc insulin có tồn tại trong máu nhưng kém chất lượng và không thể hoạt động được”.
Bệnh tiểu đường có các dạng như sau: bệnh tiểu đường Type 1, bệnh tiểu đường Type 2 và chứng tiểu đường thai kỳ. Dấu hiệu đặc trưng khi bệnh nhân mắc bệnh đó là: ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều và sụt cân nhanh. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thường do gen di truyền, tình trạng thừa cân, béo phì, căng thẳng quá mức, chế độ ăn uống không khoa học,…
Bệnh tiểu đường có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị và phát hiện kịp thời. Các biến chứng nguy hiểm mà người ta thường nhắc đến thường là mờ mắt, suy tim, suy thận, các bệnh lý thần kinh, tăng hoặc hạ huyết áp quá mức, rối loạn cương dương, giảm ham muốn ở nam giới, đau rát khi quan hệ tình dục ở nữ giới, thậm chí đột quỵ, đe dọa lớn đến tính mạng.
Bệnh tiểu đường là bệnh không lây
Bệnh tiểu đường có lây không?
Quay trở lại với băn khoăn của bạn Đặng Minh Anh và cũng là băn khoăn của rất nhiều người hiện nay “Bệnh tiểu đường có lây không?”. Các Bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khẳng định: “Bệnh tiểu đường là bệnh chuyển hóa chứ không phải là bệnh truyền nhiễm vì vậy bệnh này không thể lây qua bất cứ hình thức nào như: ngồi chung bàn, uống chung cốc nước, sinh hoạt tình dục,…”
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường
Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm định lượng đường huyết trong máu và thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác. Tùy vào từng thể trạng người bệnh, Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Các Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc hoặc sử dụng Insulin theo hình thức tiêm nếu cần thiết. Ngoài ra, bạn cần duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học:
Chế độ ăn uống khoa học giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường
- Bạn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học và hợp lý: Không nên sử dụng những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, chứa đường, chất kích thích như bánh kẹo, rượu, bia, thịt xông khỏi, xúc xích,…
- Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra chỉ số đường huyết để có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cho phù hợp.
- Luyện tập, vận động một cách hợp lí và khoa học: bạn nên có chế độ tập luyện ít nhất 30-40 phút hàng ngày và ít nhất 3-4 lần/tuần tùy theo thể trạng.
- Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ. Khi thấy có bất cứ dấu hiệu nào bất thường bạn nên tới bác sỹ để được tham khám và điều trị kịp thời.
- Thường xuyên khám mắt, bàn chân nếu để phát hiện sớm các biến chứng của bệnh tiểu đường.
- Giảm cân khi bị thừa cân béo phì.
- Hãy tự tạo cho mình một thói quen sống lạc quan, giảm bớt căng thẳng quá mức điều này sẽ giúp đường huyết của bạn ổn định, phòng ngừa tình trạng chỉ số đường huyết tăng hoặc hạ quá mức.
Qua những chia sẻ của các thầy thuốc tư vấn của chúng tôi, chắc hẳn đã giúp bạn Đặng Minh Anh và các độc giả đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có lây không và cách phòng tránh bệnh tiểu đường như thế nào sao cho hiệu quả.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn