Bệnh tiểu đường trong thai kì để lại biến chứng thế nào?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Khi thai phụ mắc bệnh tiểu đường và hoặc người bị bệnh tiểu đường có thai, thì đều gây ra những nguy cơ không nhỏ cho sức khỏe trong thai kỳ mà mẹ bầu nên lưu ý.

Mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi bị tiểu đường
Mẹ bầu có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu khi bị tiểu đường

Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với mẹ bầu

Khi mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thì rất có thể mẹ bầu cũng đã mắc các bệnh lý khác như huyết áp cao, bệnh về thị giác, về động mạch vành hay nhiễm trùng tiết niệu.

Những thai phụ đã bị tiểu đường, có thể kết thúc sau khi sinh con, nhưng trong tương lai đây là những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuyp 2 cao nhất.

Khi bị bệnh tiểu đường trong thai kỳ cũng tương đương, mẹ bầu có khả năng cao bị tiền sản giật, nếu huyết áp và đường huyết không được kiểm soát tốt. Điều này, nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé nếu xảy ra.

Bệnh tiểu đường trong thai kỳ khiến tình trạng thai nhi phát triển không bình thường và có khả năng bị dị tật tương đối cao.

Mẹ bầu có nguy cơ nhiễm trùng nặng nếu bị tiểu đường, đồng thời, có khả năng phải sinh mổ cao hơn so với sinh thường, và có thể bị mắc bệnh tiểu đường sau sinh khi xong khá cao.

Những thai phụ mắc bệnh tiểu đường thì có khả năng sẽ bị sinh non cao hơn bình thường.

Bởi vậy, để ngăn chặn những biến chứng của bệnh tiểu đường trong thai kỳ đối với mẹ bầu thì nên kiểm soát tốt đường huyết.

Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với thai nhi

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất ở thai nhi là trẻ sinh ra sẽ không phát triển bình thường.

Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi khi sinh ra
Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi khi sinh ra

Đa phần những trẻ có mẹ bị tiểu đường cân nặng thường lớn với từ khoảng 4 kg trở lên, điều này khiến thai nhi bị sinh khó và có tỷ lệ tử vong cao hơn, thậm chí thai nhi còn có thể bị dị tật.

Những bé sinh ra có có mẹ bị bệnh tiểu đường thì rất có thể bé sẽ bị bệnh về phổi nhiều hơn, so với những trẻ có mẹ bình thường. Trẻ bị tiểu đường khi sinh non còn rất dễ bị suy hô hấp, gấp 5 – 6 lần trẻ bình thường.

Bé khi sinh ra còn có thể bị đường huyết ở những giờ đầu tiên mới chào đời, thậm chí tình trạng này còn kéo dài khiến bé bị hạ đường huyết và ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ. Bởi vậy, bé sau khi sinh ra cần được theo dõi chặt chẽ.

Một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường trong thai kỳ ở trẻ là tình trạng bé bị vàng da nhẹ do lượng bilirubin trong mái tăng cao bất thường.

Và một trong những trường hợp hiếm gặp của biến chứng  tiểu đường trong thai kỳ là dễ bị nhiễm độc thai nghén dẫn đến mẹ bầu bị tiền sản giật có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé.

Biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm, bởi vậy, bạn cần có những kế hoạch chăm sóc và kiểm tra sức khỏe thai phụ định kỳ, để Bác sĩ kiểm soát tốt lượng đường trong máu và hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi mang thai.

Đào Trịnh –  ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới