Tôi và chồng kết hôn đã được 6 năm, con gái đầu lòng của chúng năm nay cũng được 5 tuổi rồi, tuy nhiên thời gian gần đây chúng tôi phát hiện cháu bị mắc phải bệnh tự kỷ, điều này khiến cho gia đình tôi rất lo lắng. Tôi muốn hỏi là bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không? Xin hãy tư vấn giúp (Nguyễn Thanh Vân, Thanh Xuân, Hà Nội).
- Dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh tự kỷ ở người lớn.
- Điểm mặt 8 nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
- 4 cách phòng bệnh tự kỉ ở trẻ em mà cha mẹ nên biết.
Trả lời
Chào chị Vân
Trước tiên, xin cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến chuyên mục tư vấn của Y tế Việt Nam. Với câu hỏi “bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?” của chị, chuyên gia của chúng tôi xin được trả lời như sau:
Bệnh tự kỷ là căn bệnh thể hiện sự rối loạn của hệ thần kinh và nhận thức của người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ, các bác sĩ chỉ có thể đưa ra phương pháp điều trị khi dựa trên kết quả kiểm tra nguyên nhân gây ra bệnh ở bệnh nhân.
Với đối tượng mắc bệnh là trẻ em dưới 2 tuổi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng chữa khỏi sẽ lên đến 80%, sau 2 tuổi thì tỉ lệ chữa khỏi còn 50% và tỉ lệ sẽ giảm dần khi phát hiện ra bệnh muộn.
Với câu hỏi “bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?” của chị Vân, chúng tôi xin được khẳng định rằng, cho đến thời điểm hiện tại, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh tự kỷ. Tất cả các phương pháp chữa bệnh hiện tại chỉ có tác dụng giảm bớt phần nào ảnh hưởng của bệnh và kiểm soát bệnh cho bệnh nhân.
Ngoài việc sử dụng các biện pháp chữa bệnh tự kỷ hiện tại, người nhà nên dành nhiều thời gian để ở bên và quan tâm chăm sóc người bệnh, cùng nói chuyện và chia sẻ để giúp người bệnh không rơi vào trạng thái u uất. Đặc biệt, hãy trang bị thêm các kiến thức về bệnh để có thể đối phó với khi người bệnh bất ngờ có những hành vi bất thường.
Lời khuyên khi chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ
Mặc dù hiện nay chưa có phương pháp để chữa khỏi bệnh tự kỉ, tuy nhiên, việc kiên trì áp dụng các phương pháp chữa bệnh cũng như chế độ chăm sóc của người thân cũng phần nào giúp cho bệnh tình của bệnh nhân thuyên giảm.
Về chế độ dinh dưỡng: Trong các bữa ăn hàng ngày của người bệnh, người nhà nên hạn chế các loại thực phẩm có thể gây dị ứng và có chứa chất gluten vì chúng có thể làm ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh khiến trẻ càng mắc bệnh trầm trọng hơn và có xu hướng thực hiện những hành vi sai lệch.
Môi trường sống: Đối với những người mắc phải bệnh tự kỷ, bộ não của họ không thể tự xử lý chính xác những thông tin từ bên ngoài vào hoặc tiếp nhận được nhưng lại không thể biểu đạt những suy nghĩ, hành vi mà mình muốn làm, muốn nói. Vì vậy, khi chăm sóc cho người bị mắc bệnh tự kỷ, người nhà nên tránh để người bệnh tiếp xúc với những môi trường có nhiều tiếng ồn, không gian có nhiều hoạt động dễ kích động hoặc những nơi xảy ra những chuyện đã trở thành ám ảnh đối với bệnh nhân mắc bệnh tự kỷ.
Tận dụng khả năng quan sát hình ảnh: Những người bị mắc bệnh tự kỷ mặc dù trí não có sự phát triển không bình thường nhưng khả năng tư duy hình ảnh của họ lại rất tốt. Chính vì thế, khi chăm sóc người mắc bệnh tự kỷ thì người nhà nên chuyển mọi điều muốn truyền đạt thành những đồ vật có thể cầm, nắm, sờ hoặc có thể tiếp xúc được để người bệnh có thể dễ dàng cảm nhận được.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho thắc mắc “bệnh tự kỷ có chữa khỏi được không?” của chị Vân, hy vọng chị sẽ hài lòng với câu trả lời này và cùng với các bác sĩ chuyên khoa tìm ra được phương pháp chữa bệnh hiệu quả cho bé nhà mình.
Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn