Bệnh tự kỷ liệu có thực sự quá nguy hiểm hay không?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Là căn bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bệnh tự kỷ không gây ra cái chết nhanh chóng nhưng lại có thể khiến bệnh nhân “sống không bằng chết”. Bệnh tự kỷ nguy hiểm như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm nhé.

Bệnh tự kỷ nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, bệnh tự kỷ được xếp vào loại bệnh nguy hiểm có sự lan tỏa và làm rối loạn phát triển trí não của bệnh nhân. Bệnh này không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh mạng và sức khỏe của con người nhưng lại lại có thể khiến cho chức năng hoạt động của não bị đảo lộn, rối loạn và người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong việc tiếp thu và truyền tải thông tin, suy nghĩ đến mọi người.

Tự kỷ là căn bệnh nguy hiểm bởi lẽ nó có thể “giết chết” cuộc sống của bệnh nhân (mặc dù cơ thể vẫn tồn tại). Bệnh nhân mắc bệnh tự kỉ sẽ hoàn toàn thu mình vào trong một thế giới nhỏ bé mà họ tưởng tượng ra, sống kiểu cô lập và không có xu hướng thiết lập mối quan hệ cũng như làm quen, giao tiếp với mọi người xung quanh, kể cả những người thân bên cạnh.

benh-tu-ky-nguy hiem
Bệnh tự kỷ nguy hiểm

Các bác sĩ khuyến cáo rằng,  bệnh nhân mắc phải bệnh tự kỷ nếu không được quan tâm và theo sát sẽ rất dễ tự tạo ra những nguy hiểm cho bản thân mình. Họ có thể tự tìm đến cái chết và không ý thức được việc làm nguy hiểm của mình. Nếu không có người thân ở bên cạnh, người mắc bệnh tự kỷ có thể sẽ có những hành động nguy hiểm để cho bản thân được “chết” hoặc gây có thể gây ra những nguy hiểm cho những người không có khả năng tự bảo vệ mình (người nhỏ tuổi hoặc em bé mới sinh ra).

Cách chăm sóc người bị mắc bệnh tự kỷ

Việc chăm sóc cho bệnh nhân bị mắc bệnh tự kỷ phải được thực hiện dựa trên những nguyên tắc nhất định chứ không thể tùy ý được. Người chăm sóc phải luôn ở bên theo sát từng cử chỉ, hành động của bệnh nhân để kịp thời ngăn cản nếu như bệnh nhân có những biểu hiện không bình thường có thể nguy hại đến tính mạng của bản thân và người khác.

Nên tạo cho người tự kỷ một không gian riêng nhưng phải đảm bảo độ an toàn và chắc chắn rằng người thân có thể theo dõi bất cứ lúc nào. Không nên để cho người lớn mắc bệnh tự kỷ gần trẻ nhỏ trong nhà vì điều này có thể khiến cho trẻ gặp phải nguy hiểm hoặc cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm thói quen từ người bệnh.

phong-ngua-benh-tu-ky-cho-tre
Phòng ngừa bệnh tự kỷ cho trẻ

Ngoài việc thường xuyên ở bên cạnh, người nhà nên tạo cho người bệnh một không gian vui chơi thoải mái với những trò chơi bổ ích, lành mạnh để tạo thêm sự tin tưởng và gắn kết giữa người bệnh với người thân và giúp người bệnh mở lòng hơn.

Nên dành thời gian chia sẻ và nói chuyện cùng người bệnh tự kỷ. Có thể họ không hiểu hoặc không thể giao tiếp lại nhưng việc nói chuyện thường xuyên sẽ giúp cho người bệnh lắng nghe và kích thích trí não phát triển.

Tóm lại, tự kỷ là bệnh lý nguy hiểm, nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và những người thân bên cạnh. Khi người thân đã mắc phải căn bệnh này, người nhà hãy thật kiên trì để luôn ở bên cạnh, giúp người bệnh vượt qua khó khăn. Ngoài ra, có thể đưa người bệnh đến các trung tâm chữa bệnh để nhận được sự tư vấn cũng như áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tự kỷ một cách an toàn và hiệu quả.

Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới