Thời gian gần đây, con tôi có một số triệu trứng bất thường như bỏ bú, cứng cơ và xuất hiện nhiều cơn co giật mạnh… khi đưa đi khám bác sĩ nói con tôi bị bệnh uốn ván do nhiễm trùng rốn khi sinh, khiến tôi vô cùng lo lắng. Vậy thầy thuốc cho tôi hỏi bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không? ( Chị Thu Hồng, 28 tuổi, Từ Liêm, Hà Nội).
- Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
- Điểm mặt 5 dấu hiệu nguy hiểm nhận biết bệnh uốn ván.
- Bà bầu bị sốt sau tiêm phòng uốn ván nên làm gì?
Bệnh uốn ván ở trẻ em cực nguy hiểm.
Thầy thuốc trả lời:
Chào chị Hồng
Trước tiên, xin cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn của chuyên trang sức khỏe Y tế Việt nam với câu hỏi của chị chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong cao, và đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ. Bệnh do trực khuẩn uốn ván gây ra. Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh, cơ làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.
Để lý giải câu hỏi của chị về việc bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không, chúng tôi có thể khẳng định rằng bệnh uốn ván rất nguy hiểm không chỉ với trẻ nhỏ mà còn đối với cả người lớn như chúng. Để có thể biết được căn bệnh này nguy hiểm như thế nào, chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu những nguy nhân gây bệnh cũng như biến chứng của bệnh uốn ván gây ra với sức khỏe nhé.
Khi trẻ bị uốn ván nên cho trẻ bú đầy đủ sữa mẹ.
Vi khuẩn uốn ván thường xâm nhập vào cơ thể theo những đường nào?
- Bệnh uốn ván thường nhiễm do các vết thương sâu, chỗ bị sây sát, mà không được khử trùng sạch sẽ.
- Bệnh cũng có thể do ngoáy tai làm thủng màng nhĩ.
- Hoặc ngay như khâu tiêm, không sát khuẩn, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn uốn ván tiết ra ngoại độc tố, độc tố xâm nhập vào hệ thần kinh gây các cơn co cứng, co giật, độc tố còn làm vỡ hồng cầu nhưng ít gặp.
- Còn đối với trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng uốn ván qua rốn, nguy nhân do cắt rốn lúc trẻ mới sinh ra không được vô khuẩn, hoặc do tay người chăm sóc không được vệ sinh sạch sẽ.
Đối với trẻ nhỏ, thì thời gian ủ bệnh thay đổi từ một đến vài tuần lễ. Đối với bệnh uốn ván rốn, thời gian ủ bệnh cũng diễn ra trong khoảng từ 5-7 ngày. Tuy nhiên các mẹ nên chú ý vì hời gian ủ bệnh càng ngắn, bệnh càng nặng.
Phương pháp điều trị bệnh uốn ván ở trẻ em
Đối với trẻ em, thì khi trẻ bị bệnh uốn ván việc điều trị phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc bệnh nhân. Ngay khi phát hiện trẻ bị bệnh uốn ván, các mẹ nên đưa trẻ đến ngay các bệnh viện để trẻ được điều trị tốt nhất.
- Nên cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là cho trẻ bú sữa mẹ đầy đủ. Đối với trường hợp trẻ bị bệnh ở thể nặng, nếu cần thiết cho ăn qua ống thông mũi vào dạ dày, bơm sữa đều và đủ lượng.
- Các mẹ có thể dùng cồn, nước oxy già để rửa sạch vết thương, rốn ở trẻ.
- Các mẹ cũng cần đặt trẻ ở buồng tối, yên tĩnh, tránh đụng hay chạm nhiều tới trẻ.
- Đặc biệt nên cho trẻ tiêm Penicillin liều cao, khoảng 200.000 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể, và dùng liên tục trong 10-14 ngày. Tùy theo thể trạng bệnh của trẻ có thể phối hợp kháng sinh khác nếu nghi ngờ có bội nhiễm khác.
Tiêm phòng bệnh uốn ván.
- Chống cơn co giật và co cứng cho trẻ bằng các thuốc như Diazepam 1-2 mg/kg, có thể tiêm nhắc lại sau 3 giờ, theo dõi nhịp thở. Từy theo cơn co cứng, co giật giảm hay không mà các bác sĩ có thể chỉ định giảm hay tăng liều thuốc, cần cho thuốc để khống chế được cơn giật.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không của chị Hồng. Hy vọng với câu trả lời của chúng tôi, có thể giúp chị giải đáp những băn khoăn về vấn đề này. Bên cạnh đó lời khuyên cho các mẹ là nên bảo đảm tiêm chủng vắc-xin cho trẻ theo lịch đầy đủ để phòng tránh bệnh uốn ván một cách tốt nhất.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn