Uốn ván là một bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, mà mỗi người trong chúng ta ai cũng nguy cơ mắc phải. Nhưng thực tế không phải ai cũng nhận biết hết được những biểu hiện của bệnh uốn ván. Vậy bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn điểm mặt những dấu hiện nhận biết bệnh uốn ván mà bạn không nên bỏ qua.
- Bệnh uốn ván ở trẻ em có nguy hiểm không?
- Những trường hợp nào cần được tiêm phòng uốn ván?
- Bà bầu bị sốt sau tiêm phòng uốn ván nên làm gì?
Theo các bác sĩ cho biết, bệnh uốn ván có thể gây ra nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác. Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong lên tới 95% đủ để thấy rằng đây là một căn bệnh cực kì nguy hiểm.
Bệnh uốn ván có thể dẫn đến tử vong.
Những biểu hiện của bệnh uốn ván
- Sốt nhẹ
Triệu trứng đầu tiên dễ nhân thấy nhất của bệnh nhiễm trùng uốn ván là xuất hiện sốt nhẹ ở người bệnh. Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng sốt sau 5 ngày phơi nhiễm với vi khuẩn uốn ván.
- Cứng cơ
Uốn ván toàn thân là thể bệnh uốn ván hay gặp nhất. Dấu hiệu điển hình là người bệnh sẽ tăng trương lực cơ và bị co cứng toàn thân. Ở một số bệnh nhân thường xuất hiện các cơn co cứng toàn thân kịch phát, những cơn đau làm cho bệnh nhân xanh tím và cóp thể khiến người bệnh ngừng thở. Các cơn này có thể bị lặp đi lặp lại, có thể là tự phát hoặc do kích thích dù là rất nhẹ. Cứng cơ thường dẫn tới tình trạng đau nhức khắp cơ thể và nhiều bệnh nhân cũng bị đau đầu.
- Ra mồ hôi và mất nước
Ra nhiều mồ hôi và mất nước cũng là một trong những dấu hiệu của nhiễm trùng uốn ván. Rối loạn hệ thần kinh thực vật như tăng huyết áp thất thường, hay thường xuyên. Người bệnh sẽ cảm thấy nhịp tim nhanh, loạn nhịp tim. Một số biến chứng về tim mạch người bệnh uốn ván có thể gặp là hạ huyết áp và chậm nhịp tim, đôi khi xuất hiện tình trạng ngừng tim đột ngột
- Lượng nước tiểu ít và phân cứng
Sốt ở bệnh uốn ván thường gây ra tình trạng mất nước, do vậy bài tiết nước tiểu giảm và bệnh nhân hay bị đại tiện phân cứng. Ngoài ra, vì cơ trở yếu nên bệnh nhân có thể khó kiểm soát bàng quang và ruột dẫn tới việc đại tiện và tiểu tiện thường xuyên.
- Khóa hàm
Giai đoạn cuối bệnh uốn ván khiến bệnh nhân có dấu hiệu bị cứng hàm hay còn gọi là khóa hàm. Triệu trứng này thường xuất hiện khi bệnh nhân không được điều trị trong suốt thời gian dài.
Uốn ván ở trẻ sơ sinh, thường khởi phát trong 2 tuần đầu sau khi sinh với các dấu hiệu như trẻ bỏ bú mẹ, cứng cơ và các cơn co cứng. Trẻ thường bị uốn ván toàn thân và dễ dẫn đến tử vong nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Sốt dấu hiệu nhận biết bệnh uốn ván.
Những phương pháp phòng bệnh uốn ván hiệu quả
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, bởi vậy các bạn nên có những biện pháp phòng căn bệnh này một cách tích cực và hiệu quả nhất. Phương pháp hiệu quả để phòng bệnh uốn ván ở mọi người, đặc biệt là phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh… là tiêm vắc-xin để phòng bệnh. Tiêm vắc-xin được đánh giá là phương pháp chủ động, lại không tốn kém mà hiệu quả lại rất cao.
Các chuyên gia Y tế Việt Nam khuyến cáo cần xử lý sạch vết thương ngay sau khi bạn bị thương hay bị trầy xước, do đâm vào đinh, sắt, bụi bẩn… sau đó nên đến bệnh viện để khám và tiêm phòng uốn ván.
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương, để tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử… Đối với các mẹ và trẻ nhỏ, nên thực hành đẻ vô trùng ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc-xin phòng uốn ván, để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
Nguyễn Minh – Ytevietnam.edu.vn