Benladon: Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và công dụng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Benladon là cây thảo cho hoa màu tím đẹp mắt có tác dụng làm thuốc giảm đau, giảm co thắt cơ trơn, nhưng gây ảo giác, mê man thậm chí là tử vong nếu vô tình nếm thử.

Benladon: Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và công dụng
Benladon: Đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và công dụng 

Benladon có tên khoa học: Atropa belladona L. họ Cà – Solanaceae, thuộc thảo sống nhiều năm, cao 1-1,5m, phần trên có lông Lá nguyên, hình bầu dục, mọc so le, ở phần ngọn lại mọc đối, lá có mùi khó chịu buồn nôn, vị đắng. Hoa đơn mọc ở kẽ lá, cánh hợp, bầu trên, có 5 nhị. Quả thịt, lúc đầu có màu xanh, sau chín có màu tím đen.

Phân bố, trồng hái của benladon

Theo Dược học cổ truyền, belladona có nguồn gốc ở Nam và Trung Âu, ngày nay được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều ở Nga, Anh, Pháp, Mỹ, ấn Độ.

Trồng bằng hạt (cũng có thể trồng bằng rễ), mỗi cây cách nhau 0,3m, trên những luống cách nhau 0,8m. Ánh sáng và phân bón ảnh hưởng tới alcaloid hình thành trong cây.

Thu hái lá khi cây sắp ra hoa vào tháng 6, tháng 7, lúc đó hàm lượng hoạt chất cao nhất. Thường cắt cả cây (để lại gốc cách mặt đất 4-5cm cho nẩy chồi) rồi mới hái riêng lá đem về phơi hoặc sấy ngay ở nhiệt độ 450C trong 24-48 giờ.

Thu hoạch rễ của cây 2 năm và không hái lá năm trước để có hàm lượng hoạt chất cao. Đào rễ lúc cây ra hoa, rửa sạch đất cát, cắt đoạn ngắn phơi hay sấy ở nhiệt độ thấp. Hái quả chín đem phơi ngay đến khi quả thật khô đen, sát lấy hạt, nếu dùng hạt làm giống có thể để nguyên quả khi nào gieo mới lấy hạt ra.

Thành phần hoá học và bộ phận dùng làm thuốc của benladon                   

Dược sĩ Đỗ Thị Thu – giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, bộ phận dùng làm thuốc của benladon bao gồm lá phơi khô (Folium Belladonnae), rễ (Radix Belladonnae), quả và hạt (Fructus et semen Belladonnae).

Trong lá chứa 0,2-1,2%; ở rễ có 0,45-0,85%; ở hoa có 0,5%; ở quả có 0,65%; ở hạt có 0,80% alcaloid. Alcaloid chính và là chất có tác dụng dược lý mạnh là L-hyoscyamin. Trong quá trình chế biến dược liệu, alcaloid này chuyển một phần sang dạng raxemic là Atropin (P, L-hyoscyamin).

Ngoài ra còn một lượng nhỏ L-scopolamin và các vết atropamin (apotropin), Benladomin, Tropin…

Các chất kiềm không bay hơi như: N-Metylpyrrolin, N-Metylpyrolidin.

Có glucosid là scopoletin khi thuỷ phân cho glucose và scopoletin.

Scopolin và Scopoletin cho huỳnh quang xanh đậm trong môi trường Amoniac dùng để phân biệt dịch chiết hoặc rượu thuốc của dược liệu khác không cho huỳnh quang.

Có nhiều muối vô cơ nên tỷ lệ tro rất cao (tới 15%) gồm muối clorid và nitrat nên dễ hút nước, do đó cao benladon cần bảo quản cẩn thận.

Ngoài ra trong lá và rễ còn chứa tanin (khoảng 10%) và acid hữu cơ.

Sử dụng liều nhỏ benladon sẽ kích thích thần kinh trung ương, gây sảng khoái
Sử dụng liều nhỏ benladon sẽ kích thích thần kinh trung ương, gây sảng khoái

Công dụng của benladon

Atropin làm liệt phó giao cảm, ảnh hưởng đến hoạt động các tuyến và cơ trơn làm giảm bài tiết nước bọt, mồ hôi, dịch vị… có khi ngừng hẳn, làm giảm co bóp dạ dày, ruột, phế quản, làm tim đập nhanh, làm giãn đồng tử.

Liều nhỏ kích thích thần kinh trung ương, gây sảng khoái, ảo giác và mê sảng; liều cao gây liệt.

Ngoài ra Atropin còn có tác dụng chống nôn (L-hyoscyamin có tác dụng mạnh hơn Atropin vì Atropin có 1/2 là D-hyoscyamin). Điều đó cho thấy dịch chiết dược liệu chứa L-hyoscyamin nhiều hơn D-hyoscyamin nên có tác dụng mạnh hơn lượng Atropin tinh khiết tương ứng.

Atropin được dùng làm thuốc giảm đau do làm giảm co thắt cơ trơn (trong bệnh dạ dày, mật, co cứng do bí đại tiện và hen phế quản), bệnh dạ dày do thừa dịch vị acid, thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử, làm thuốc chống nôn, làm giảm bài tiết nước bọt khi phẫu thuật và dùng trong bệnh Parkinson (bệnh liệt rung).

Ngoài ra còn sử dụng dịch chiết rễ cây benladon để chữa bệnh Parkinson.

Dạng dùng và liều dùng của benladon

  • Bột lá liều tối đa 0,15g mỗi lần 0,50g trong 24 giờ.
  • Cao liều tối đa 0,03g/lần; 0,10g/24 giờ.
  • Cồn liều tối đa 1,5g/lần; 5g/24 giờ.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới