Trước thông tin vướng mắc người bệnh phải tự chi trả cho một số loại thuốc như Tacrolimus tiêm và Mycophenolate trong điều trị Lupus ban đỏ tại một số bệnh viện mặc dù đã đóng BHXH, đại diện BHXH Việt Nam đã ra thông báo gỡ rối vấn đề trên.
- Đạp xe 1 giờ giúp tăng 60 phút tuổi thọ và giảm 41% nguy cơ chết sớm
- Bị u não vì điện thoại được Hãng di động trả tiền trợ cấp mỗi năm
- Nam giới có thể bị vô sinh vì ngồi quá nhiều
BHYT bất ngờ thanh toán lại tiền triệu thuốc điều trị
Trong những ngày vừa qua, dư luận đang dậy sóng với thông báo từ bệnh viện về Bảo hiểm xã hội Việt Nam không chi trả cho một số loại thuốc mà trước đây Bảo hiểm y tế (BHYT) thanh toán đến 80%. Nhiều người bệnh bị mắc bệnh Lupus ban đỏ, trong đó không ít những bệnh nhân thuộc diện hoàn cảnh khó khăn ngỡ ngàng khi đến khám và tái khám phải tự thanh toán các loại thuốc mà trước đây họ chỉ đóng một phần, còn lại sẽ là BHYT chi trả. Điều này khiến nhiều gia đình lâm vào tình trạng khó khăn chồng khó khăn khi phải gồng gánh thêm vài triệu đồng mỗi tháng.
BHYT thanh toán lại tiền triệu thuốc điều trị
Sau khi thông tin được chia sẻ trên nhiều phương tiện truyền thông, những ý kiến được đưa ra khác nhau về động thái này của Bảo hiểm y tế, đặc biệt là những người làm trong ngành Y và sự quan tâm của đông đảo của sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, các trường Y Dược trên cả nước, BHXH Việt Nam vừa có Công văn số 1398/BHXH-DVT gửi BHXH TP.Hồ Chí Minh về việc thanh toán thuốc Mycophenolate uống và Tacrolimus tiêm, uống trong điều trị Lupus ban đỏ tại một số Bệnh viện trên địa bàn thành phố. Hành động này của BHXH Việt Nam góp phần đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT. Đặc biệt hành động này của BHXH Việt Nam đã giải quyết được một số đối tượng rất cần sự hỗ trợ của BHYT như người có công, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, học sinh- sinh viên cần sử dụng thuốc Mycophenolate và Tacrolimus. Đồng thời, dưới sự chỉ đạo của BHXH Việt Nam kết hợp với Thông tư 40/2014/TT-BYT của Bộ Y tế, BHXH TP.Hồ Chí Minh thống nhất với các cơ sở khám chữa bệnh BHYT tạm thời thanh toán chi phí thuốc Mycophenolate uống và Tacrolimus tiêm, uống trong các trường hợp cụ thể khi phải điều trị mà không có thuốc tay thế. Điều này không chỉ có lợi cho người đóng Bảo hiểm xã hội mà còn giúp các bác sĩ khám bệnh tại các bệnh viện dễ dàng hơn trong việc điều trị.
Nhiều điểm mới có lợi trong BHXH
Chỉ đạo tích cực của BHXH Việt Nam
Nói về thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế, đại diện BHXH Việt Nam giải thích trong danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT bao gồm: 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu; 845 hoạt chất, 1.064 thuốc tân dược, trong đó không có thuốc Mycophenolate uống và Tacrolimus tiêm, uống. Thêm vào đó BHXH Việt Nam đã có Công văn số 4509/BHXH-DVT gửi Bộ Y tế vào ngày 10/11/2016 về việc phối hợp với BHXH Việt Nam thống nhất, xác định danh mục một số thuốc xuất phát từ đề xuất và chứng minh hiệu quả điều trị của một số bệnh viện đầu ngành đối với từng chỉ định thuốc trong các trường hợp cụ thể để hướng dẫn thanh toán nên mới có sự việc gây xôn xao dư luận vừa qua khi BHYT không thanh toán tiền thuốc điều trị cho 2 loại thuốc trên.
Do đó trước thông tin phản ảnh tích cực về một số vướng mắc trong việc thanh toán BHYT đối với thuốc Mycophenolate uống và Tacrolimus tiêm, uống trong điều trị Lupus ban đỏ tại một số Bệnh viện trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh của báo chí, các chuyên gia trong ngành Y, BHXH Việt Nam đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh BHYT khẩn trương thống kê, tổng hợp báo cáo gửi BHXH Việt Nam để thống nhất với Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung trong danh mục. Đồng thời ra thông báo báo cáo về các loại thuốc chưa có thuốc thay thế nhưng cần thiết được sử dụng mà không có trong hồ sơ đăng ký thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt để hoàn thiện danh mục các loại thuốc mà BHYT chi trả.
Theo tin tức y học mới nhất, sau khi thông tin BHYT thanh toán lại tiền thuốc điều trị mà trước đó đã cắt từ đại diện BHXH Việt Nam, không ít người dân đã lấy lại niềm tin từ Bảo hiểm xã hội. Đặc biệt những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn tỏ ra vui mừng sau những ngày lo lắng không biết chi trả tiền thuốc và điều trị thế nào. “May mắn quá các cô các chú ạ! Nếu BHYT không hỗ trợ chúng tôi trong tiền thuốc điều trị thì gia đình tôi không biết xoay sở như thế nào giúp cháu mau khỏi bệnh”, người nhà một bệnh nhân nói. Hi vọng trong trong thời gian sắp tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có việc làm thiết thực hơn để đảm bảo quyền lợi của những người đóng Bảo hiểm y tế.
Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn